Tần Thuỷ Hoàng nhất quyết "độc quyền" dùng từ này: Người thường nói lập tức bị xử tội

Thứ năm, ngày 09/12/2021 14:33 PM (GMT+7)
Kể từ khi Tần Thuỷ Hoàng lên ngôi, không ai dám dùng từ này nữa, nếu dùng lập tức bị xử tội.
Bình luận 0

Tần Thuỷ Hoàng (259 TCN – 210 TCN), là vị vua thứ 36 của nước Tần, đồng thời chính là vị Hoàng đế đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc. Trước thời nhà Tần, Trung Quốc đã trải nhiều cuộc chiến tranh giữa 7 nước chư hầu trong thời Chiến Quốc.

Sau khi đánh bại 6 nước chư hầu và thống nhất đất nước vào năm 221 TCN, Hoàng đế Tần Thuỷ Hoàng thực hiện nhiều cải cách trên các lĩnh vực như hành chính, kinh tế, văn hoá, xã hội…. Ông chính là người đặt nền móng vững chắc cho chế độ phong kiến kéo dài hơn 2.000 năm trong lịch sử Trung Quốc.

Bên cạnh là chủ nhân của nhiều công trình kỳ vĩ, khổng lồ, Tần Thuỷ Hoàng cũng đặt ra những quy tắc hay thứ "độc quyền" dành riêng cho một vị Hoàng đế.

Tần Thuỷ Hoàng tự xưng hiệu là Thuỷ Hoàng đế. Trong đó, Thuỷ Hoàng có nghĩa là Hoàng đế đầu tiên. Ông muốn con cháu đời sau sẽ lấy danh hiệu là Nhị thế, Tam thế… cho đến vạn thế. Ngoài ra, ông còn tự xưng là "Trẫm". Từ "Trẫm" rốt cục có ý nghĩa gì và tại sao người thường không được phép sử dụng?

Tần Thuỷ Hoàng nhất quyết "độc quyền" dùng từ này: Người thường nói lập tức bị xử tội - Ảnh 1.

Tần Thuỷ Hoàng là vị Hoàng đế đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc. Ảnh: Sohu

Theo từ điển Hán tự, "Trẫm" có nghĩa là "ta", "tôi". Từ này được ghép bởi chữ "nguyệt" và "quan". Theo các chuyên gia sử học, khi hai chữ này được ghép lại sẽ có ý nghĩa mô tả vẻ ngoài bình thường nhưng nội lực bên trong lại có sức mạnh vô cùng lớn. Sở dĩ Tần Thuỷ Hoàng chọn tự xưng là "Trẫm" vì để thể hiện quyền lực tuyệt đối mà mình đang nắm giữ to lớn đến mức nào.

Trước đó, trong thời kỳ tiền Tần, "Trẫm" chỉ là một từ bình thường mà bất cứ người nào cũng có thể sử dụng, không phân biệt về giàu, nghèo, địa vị.

Các vị vua trước đó cũng hay xưng là "cô" (gia) hoặc "quả nhân". Tuy nhiên, kể từ sau khi trở thành hoàng đế, Tần Thuỷ Hoàng tự xưng là "Trẫm" để thể hiện uy nghiêm và quyền lực tối cao.

Từ đó, chỉ có Hoàng đế mới được xưng là "Trẫm". Từ này cũng trở thành từ tự xưng độc quyền chỉ dành cho Hoàng đế.

Theo đó, nếu như ai đó xưng là "Trẫm" sẽ bị xử tội hoặc bị nghi ngờ là có mưu đồ muốn tạo phản, cướp ngôi nhiếp chính.

Ngoài ra, Tần Thuỷ Hoàng (tên thật là Doanh Chính) tự xưng là "Trẫm" thật ra cũng là một là cách phát âm chệch đi của từ "Chính".

Cùng với danh hiệu Hoàng đế, từ "Trẫm" cũng được nhiều vị Hoàng đế sau này sử dụng.

Tần Thuỷ Hoàng trị vì 37 năm, trong đó xưng vương 15 năm và có 12 năm xưng đế. Ông qua đời vào năm 210 TCN khi mới 49 tuổi. Đáng tiếc, sau khi ông qua đời, nhà Tần diệt vong chỉ 3 năm sau đó.

Nhiều người cho rằng nếu Tần Thuỷ Hoàng không mất sớm, lịch sử sẽ thay đổi, nước Tần sẽ không bị sụp đổ nhanh chóng, Hạng Vũ không thể tiêu diệt nhà Tần và Lưu Bang sẽ không có cơ hội để lập nên nhà Hán.

Hoàng đế ám ảnh quyền lực vĩnh cửu

Tần Thuỷ Hoàng nhất quyết "độc quyền" dùng từ này: Người thường nói lập tức bị xử tội - Ảnh 2.

Đội quân đất nung bí ẩn trong lăng mộ Tần Thuỷ Hoàng. Ảnh: Sohu

Tần Thuỷ Hoàng không những là một hoàng đế nổi tiếng bậc nhất trong lịch sử Trung Hoa, mà còn là người bị ám ảnh bởi quyền lực vĩnh cửu. Vị Hoàng đế này khiến hậu thế kinh ngạc khi sở hữu lăng mộ khổng lồ dưới lòng đất, bề thế và ẩn chứa rất nhiều bí mật chưa có lời giải.

Theo đó, ngay từ khi mới trị vì đất nước, Tần Thủy Hoàng đã ra lệnh cho người xây dựng lăng mộ cho mình như một vương quốc dưới lòng đất, cùng với một đội quân đất nung hùng hậu được cho là những chiến binh sẽ bảo vệ ông khỏi sự tấn công của kẻ thù ngay cả khi ở "thế giới bên kia".

Đến nay, dù đã hơn 2.000 năm trôi qua, nhưng những bí mật xoay quanh Tần Thủy Hoàng cùng lăng mộ của ông vẫn còn là ẩn số đối với các nhà khoa học, giới nghiên cứu.

PV (Theo Pháp luật và bạn đọc)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem