Tin giả trên mạng xã hội: Hiểm hoạ tàn phá trật tự công cộng

Huỳnh Dũng Thứ bảy, ngày 08/01/2022 12:30 PM (GMT+7)
Để hiểu những gì năm 2022 có thể xảy ra, tạp chí Scientificamerican đã hỏi hai nhà nghiên cứu về sự phát triển của thông tin sai lệch trên phương tiện truyền thông xã hội.
Bình luận 0

Vào cuối năm 2020, có vẻ như khó có thể tưởng tượng một năm tồi tệ hơn đối với thông tin sai lệch trên mạng xã hội, với các rắc rối của cuộc bầu cử tổng thống Mỹ và đại dịch COVID-19. Nhưng năm 2021 cho thấy tình trạng này lại càng khốc liệt, điển hình là cuộc bạo động tại Điện Capitol vào ngày 6 tháng 1 tại Mỹ, và tiếp tục với vô số thông tin giả dối và xuyên tạc về vắc-xin COVID-19.

Năm 2021 tiếp tục là một năm bị oanh tạc bởi thông tin sai lệch, không chỉ về chính trị mà còn về vắc-xin, khiến hàng chục triệu người Mỹ chống vắc xin tiêm phòng Covid-19. Ảnh: @AFP.

Năm 2021 tiếp tục là một năm bị oanh tạc bởi thông tin sai lệch, không chỉ về chính trị mà còn về vắc-xin, khiến hàng chục triệu người Mỹ chống vắc xin tiêm phòng Covid-19. Ảnh: @AFP.

Để hiểu những gì năm 2022 có thể xảy ra, tạp chí Scientificamerican đã hỏi hai nhà nghiên cứu về sự phát triển của thông tin sai lệch trên các phương tiện truyền thông xã hội.

"KHÔNG CÓ QUY ĐỊNH, THÔNG TIN SAI LỆCH SẼ TRỞ NÊN TỒI TỆ HƠN", Anjana Susarla, Giáo sư Hệ thống Thông tin, Đại học Bang Michigan

Theo Anjana Susarla, các nền tảng mạng truyền thông xã hội đã biến thành các tiện ích thông tin công cộng kiểm soát cách nhìn của hầu hết mọi người về thế giới, điều này vô tình làm cho thông tin sai lệch trở thành một vấn đề cơ bản của xã hội.

Có hai thách thức chính trong việc giải quyết thông tin sai lệch. Đầu tiên là sự khan hiếm của các cơ chế quản lý giải quyết vấn đề này. Yêu cầu tính minh bạch và cung cấp cho người dùng quyền truy cập và kiểm soát dữ liệu của họ nhiều hơn có thể đi một chặng đường dài trong việc giải quyết các thách thức về thông tin sai lệch. Nhưng cũng cần có các cuộc kiểm toán độc lập, bao gồm các công cụ đánh giá các thuật toán truyền thông xã hội vận hành. Những điều này có thể xác định cách lựa chọn của các nền tảng truyền thông xã hội an toàn, minh bạch trong việc quản lý nguồn cấp tin tức và hiển thị nội dung ảnh hưởng đến cách mọi người xem thông tin.

Thách thức thứ hai là thành kiến về chủng tộc và giới tính trong các thuật toán được sử dụng bởi các nền tảng truyền thông xã hội làm trầm trọng thêm vấn đề thông tin sai lệch. Trong khi các công ty truyền thông xã hội đã giới thiệu các cơ chế để làm nổi bật các nguồn thông tin có thẩm quyền, và các giải pháp như dán nhãn các bài đăng là thông tin sai lệch nhưng hiện vẫn không giải quyết triệt để được thành kiến về chủng tộc và giới tính trong việc tiếp cận thông tin.

Tôi tin rằng việc thiếu kiểm toán độc lập, thiếu minh bạch trong việc kiểm tra thực tế và các thuật toán cơ bản về thành kiến chủng tộc và giới tính được sử dụng bởi các nền tảng truyền thông xã hội cho thấy, nhu cầu hành động theo quy định này vào năm 2022 là cấp bách và ngay lập tức.

"SỰ CHIA RẼ NGÀY CÀNG TĂNG VÀ SỰ HOÀI NGHI", Dam Hee Kim, Trợ lý Giáo sư Truyền thông, Đại học Arizona

"Tin tức giả" hầu như không phải là một hiện tượng mới, nhưng nó đã biến chất ngày càng phức tạp lên một mức độ khác trong những năm gần đây. Thông tin sai lệch liên quan đến COVID-19 đã cướp đi sinh mạng của vô số người trên khắp thế giới. Dam Hee Kim cũng khẳng định, thông tin sai lệch làm giảm giá trị thông tin của chuyên gia và có thể có tác động 'tàn phá' đến trật tự công cộng khi các chính phủ đấu tranh để sửa chữa tin đồn.

"Tôi nghĩ một trong những vấn đề của mạng xã hội là nó hoàn toàn không được kiểm soát tốt, đúng chuẩn trong một cuộc khủng hoảng như vậy".

Ví dụ, thông tin sai lệch và gây hiểu lầm về các cuộc bầu cử có thể làm lung lay nền tảng của nền dân chủ, bằng cách làm cho người dân mất niềm tin vào hệ thống chính trị. Nghiên cứu mà tôi thực hiện với S Mo Jones-Jang và Kate Kenski về thông tin sai lệch trong các cuộc bầu cử, một số đã được công bố  và một số đang tiến hành, trong quá trình này chúng tôi đã đưa ra hai phát hiện chính.

Đầu tiên là việc sử dụng phương tiện truyền thông xã hội, ban đầu nó được thiết kế để kết nối mọi người, nhưng giờ đây phương tiện truyền thông xã hội đã trở nên đầy rẫy những thông tin sai lệch. Điều này khiến những công dân sử dụng tin tức trên mạng xã hội trở nên hoài nghi không chỉ đối với các tổ chức lâu đời như các chính trị gia và giới truyền thông, mà còn đối với các cử tri. Thứ hai, các chính trị gia, giới truyền thông và cử tri đã trở thành vật tế thần cho tác hại của "tin giả".

Thông tin sai lệch làm giảm giá trị thông tin của chuyên gia và có thể có tác động 'tàn phá' đến trật tự công cộng khi các chính phủ đấu tranh để sửa chữa tin đồn. Ảnh: @AFP.

Thông tin sai lệch làm giảm giá trị thông tin của chuyên gia và có thể có tác động 'tàn phá' đến trật tự công cộng khi các chính phủ đấu tranh để sửa chữa tin đồn. Ảnh: @AFP.

Sắp tới năm 2022, điều quan trọng là phải giải quyết thực trạng hiện thân rõ rệt này. Điều quan trọng là phải tìm cách giải thích tình trạng của "tin giả" trên mạng xã hội, cụ thể là ai tạo ra "tin giả", tìm hiểu tại sao một số tổ chức và nhóm sản xuất ra nó và người Mỹ lại yêu thích nó, và có biện pháp xử lý, ngăn chặn, loại bỏ kịp thời một cách đồng bộ. Điều này có thể giúp ngăn mọi người không còn hoài nghi hơn về mặt xã hội sau khi tiếp cận thông tin.

Thay vì đổ lỗi cho nhau về tác hại của "tin giả" do các tổ chức nước ngoài và các nhóm ngoài lề tung ra, mọi người cần tìm cách khôi phục niềm tin ở nhau. Việc loại bỏ những tác động của thông tin sai lệch sẽ giúp đạt được mục tiêu lớn hơn đó là khắc phục sự chia rẽ trong xã hội.

Theo một số chuyên gia thì Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể trở thành tác nhân chính đối với sự lây lan của thông tin sai lệch trong năm 2022. Tháng 10/2021, ông Trump tuyên bố sẽ ra mắt nền tảng xã hội riêng "Truth Social" để đối đầu với Big Tech.

Tuy vậy, từ đó tới nay, cựu Tổng thống Mỹ cũng rất ít khi nhắc tới mạng xã hội của mình. Dù trang web vẫn cho phép tạo tài khoản và đưa vào danh sách chờ nhưng thời gian cụ thể ra mắt của nền tảng vẫn chưa được đưa ra.  Các nền tảng khác ủng hộ Trump như Gab, Parler, Gettr và Frank dù không có lượng người dùng đông đảo, nhưng cùng với Telegram, gần như chắc chắn sẽ trở nên sôi động vào dịp bầu cử giữa kỳ Mỹ vào năm 2022.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem