Toàn cảnh huyện Gia Lâm nhìn từ trên cao trước ngày lên quận

Thứ tư, ngày 04/10/2023 09:28 AM (GMT+7)
Sáng ngày 22/9, tại kỳ họp thứ mười ba Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội, các đại biểu đã thông qua Nghị quyết tán thành chủ trương thành lập quận Gia Lâm. Hình ảnh từ trên cao cho thấy tốc độ đô thị hóa của huyện ngoại này thành trước khi trở thành quận mới của Hà Nội.

Video: Toàn cảnh Gia Lâm nhìn từ trên cao trước ngày lên quận.

Toàn cảnh Gia Lâm nhìn từ trên cao trước ngày lên quận - Ảnh 2.

Gia Lâm là cửa ngõ nối thủ đô với tam giác kinh tế Đông Bắc gồm: Hải Dương - Hải Phòng - Quảng Ninh, là điểm đến của chiến lược di cư, giải quyết bài toán quá tải hạ tầng nội đô. Trong ảnh là Trung tâm Hành chính, Huyện ủy - HĐND - UBND huyện Gia Lâm khánh thành và đi vào sử dụng từ tháng 1/2022.

Toàn cảnh Gia Lâm nhìn từ trên cao trước ngày lên quận - Ảnh 3.

Sáng ngày 22/9, tại kỳ họp thứ XIII Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội, các đại biểu đã thông qua Nghị quyết tán thành chủ trương thành lập quận Gia Lâm trên cơ sở nguyên trạng diện tích tự nhiên là 116,64 km2, quy mô dân số hơn 300.000 người và thành lập 16 phường trên cơ sở 22 xã, thị trấn của huyện Gia Lâm.

Toàn cảnh Gia Lâm nhìn từ trên cao trước ngày lên quận - Ảnh 4.

Trong ảnh là cây cầu Đuống, kết nối giao thông giữa hai địa bàn quận Long Biên và huyện Gia Lâm.

Toàn cảnh Gia Lâm nhìn từ trên cao trước ngày lên quận - Ảnh 5.

Tính đến hiện tại, huyện Gia Lâm đã hoàn thành 31/31 tiêu chí thành lập quận. Về tiêu chuẩn, đã đảm bảo đạt 5/5 tiêu chuẩn thành lập quận và 4/4 tiêu chuẩn thành lập phường theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Trong ảnh là ga Yên Viên và trung tâm thị trấn Yên Viên.

Toàn cảnh Gia Lâm nhìn từ trên cao trước ngày lên quận - Ảnh 6.

Trước khi thực hiện Đề án, Gia Lâm có 22 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 20 xã và 2 thị trấn. Tuy nhiên, một số đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc chưa đạt tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên, quy mô dân số theo quy định nên phải sát nhập. Trong ảnh là Làng gốm Bát Tràng (xã Bát Tràng), theo Đề án xã Đông Dư sẽ nhập vào xã Bát Tràng thành phường Bát Tràng.

Toàn cảnh Gia Lâm nhìn từ trên cao trước ngày lên quận - Ảnh 7.

Khi trở thành quận, Gia Lâm sẽ có 16 phường gồm: Trâu Quỳ, Đa Tốn, Kiêu Kỵ, Ninh Hiệp, Yên Thường, Cổ Bi, Đặng Xá, Dương Xá, Dương Quang, Lệ Chi, Yên Viên, Phù Đổng, Thiên Đức, Phú Sơn, Bát Tràng, Kim Đức.

Toàn cảnh Gia Lâm nhìn từ trên cao trước ngày lên quận - Ảnh 8.

Hiện tại, thị trấn Trâu Quỳ là một trong những khu vực phát triển, có tốc độ đô thị hóa nhanh nhất của huyện Gia Lâm.

Toàn cảnh Gia Lâm nhìn từ trên cao trước ngày lên quận - Ảnh 9.

Việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã như trên đảm bảo sự đồng nhất của các đơn vị hành chính về các yếu tố truyền thống, lịch sử, văn hóa, dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục, tập quán, vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên… Trong ảnh là đền Phù Đổng nơi hàng năm diễn ra Hội Gióng (xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm) được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Toàn cảnh Gia Lâm nhìn từ trên cao trước ngày lên quận - Ảnh 10.

Trong thời gian qua hàng loạt công trình trọng điểm của địa phương đã được triển khai xây dựng trong thời gian qua như: Tuyến đường từ khu đô thị Trâu Quỳ đến ga Phú Thụy; Nút giao Cổ Linh, đường song hành và đường gom cao tốc Hà Nội - Hải Phòng;... Trong ảnh là Nút giao Cổ Linh (Gia Lâm và Long Biên), là nút giao thông hiện đại nhất Hà Nội.

Toàn cảnh Gia Lâm nhìn từ trên cao trước ngày lên quận - Ảnh 11.

Hệ thống hạ tầng kỹ thuật và bộ mặt đô thị của huyện Gia Lâm đang dần hình thành theo hướng đồng bộ, văn minh, hiện đại, góp phần giúp huyện đạt các tiêu chí, từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng để trở thành quận giai đoạn 2021-2025.

Toàn cảnh Gia Lâm nhìn từ trên cao trước ngày lên quận - Ảnh 12.

Theo bản đồ quy hoạch huyện Gia Lâm giai đoạn 2021 - 2030 của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, có gần 200 dự án hạ tầng đang và sẽ được đầu tư ở Gia Lâm.

Toàn cảnh Gia Lâm nhìn từ trên cao trước ngày lên quận - Ảnh 13.

Sự phát triển của Gia Lâm không thể không nhắc đến các dự án bất động sản lớn mạnh. Hiện, các dự án bất động sản đang mở bán gây chú ý đối với nhiều người như: Khu biệt thự Hoa Viên, Vinhomes Ocean Park, Hanhomes Blue Star, Gia Lâm Central Metropolitan, Masteri Waterfront Ocean Park, Phân khu The Pavilion Gia Lâm và Eurowindow Twin Parks Gia Lâm.

Toàn cảnh Gia Lâm nhìn từ trên cao trước ngày lên quận - Ảnh 14.

Được coi là nhà ở xã hội "tiên phong" của thủ đô, sau nhiều năm, Đặng Xá vẫn là hình mẫu phát triển cho nhiều khu đô thị giá rẻ khác.

Toàn cảnh Gia Lâm nhìn từ trên cao trước ngày lên quận - Ảnh 15.

Bên cạnh những khởi sắc đó, vấn đề đảm bảo sinh kế lâu dài khi diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp cũng là nỗi lo của một bộ phận dân cư trên địa bàn. Nhiều người dân cho hay khi đô thị hóa, nông dân không còn đất canh tác, giá cả hàng hóa tăng cao cũng là nỗi lo cần có hướng giải quyết.


Viết Niệm
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem