TP.HCM sẽ không còn đất trồng mía, thay vào đó là rau, hoa kiểng và những vườn cây ăn trái trù phú

Việt Dũng Thứ tư, ngày 10/04/2024 10:35 AM (GMT+7)
Chuyển đổi nhanh cơ cấu sản xuất nông nghiệp truyền thống, hiệu quả thấp sang cơ cấu sản xuất nông nghiệp đô thị, hiệu quả cao là mục tiêu đến năm 2025của nông nghiệp TP.HCM.
Bình luận 0

Đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp TP.HCM

Theo UBND TP.HCM, thời gian qua, Thành phố đã có nhiều chính sách hỗ trợ nhưng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp còn chậm, hiệu quả lan tỏa chưa cao.

Mục tiêu phát triển nông nghiệp đô thị TP.HCM giai đoạn 2021-2030 phải chuyển đổi nhanh cơ cấu sản xuất nông nghiệp truyền thống, hiệu quả thấp sang cơ cấu sản xuất nông nghiệp đô thị, hiệu quả cao.

Theo Quyết định 6002/QĐ-UBND, TP.HCM đề ra nhiệm vụ cụ thể cho từng ngành. Với ngành nông nghiệp, lĩnh vực trồng trọt tiếp tục đẩy mạnh phát triển các sản phẩm chủ lực theo hướng công nghệ cao, hữu cơ, tuần hoàn.

Ngành nông nghiệp đồng thời chuyển đổi nhanh các loại hình sử dụng đất hiệu quả thấp như lúa, mía, cao su, cây lâu năm sang các loại hình sử dụng đất có hiệu quả cao hơn.

TP.HCM phấn đấu đến năm 2025 sẽ không còn đất trồng mía. Diện tích này chủ yếu chuyển sang trồng mai, hoa, cây kiểng và rau. Ảnh: Việt Dũng

TP.HCM phấn đấu đến năm 2025 sẽ không còn đất trồng mía. Diện tích này chủ yếu chuyển sang trồng mai, hoa, cây kiểng và rau. Ảnh: Việt Dũng

Cụ thể, đất trồng lúa kém hiệu quả sẽ chuyển đổi sang trồng các cây khác có hiệu quả kinh tế cao hơn, như chuyên canh rau, màu, hoa, cây kiểng, cây thức ăn gia súc, cây ăn quả và nuôi trồng thủy sản.

Nông nghiệp TP.HCM cần đẩy mạnh luân canh các cây trồng cạn hàng năm trên đất chuyên trồng lúa (1 vụ trồng lúa giống, lúa đặc sản, lúa chất lượng cao và 1-2 vụ trồng rau, màu, hoa, dược liệu). Việc này nhằm bảo đảm chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất, vừa bồi dưỡng cải tạo đất.

TP.HCM đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 sẽ không còn đất trồng mía trên địa bàn Thành phố. Diện tích này chủ yếu chuyển sang trồng mai, hoa, cây kiểng và rau.

Diện tích trồng cao su đến tuổi thanh lý hoặc chất lượng không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật, năng suất và hiệu quả thấp sẽ chuyển đổi sang trồng các cây khác; đồng thời tăng đầu tư cho diện tích trồng cao su còn lại để bảo đảm hiệu quả.

TP.HCM sẽ phát triển đa dạng các loại cây ăn nhằm tăng thu nhập cho nông dân và nâng cao tỷ lệ che phủ, tạo cảnh quan đô thị và nông thôn.

Phấn đấu đến năm 2025, diện tích trồng cây ăn trái khoảng 4.500ha, sản lượng đạt khoảng 96.000 tấn. Địa bàn phân bố tập trung ở huyện Củ Chi khoảng 3.500ha, huyện Bình Chánh khoảng 500ha, huyện cần Giờ khoảng 200ha và TP.Thủ Đức khoảng 300ha.

Đến năm 2025, diện tích trồng cây ăn trái TP.HCM khoảng 4.500ha, sản lượng đạt khoảng 96.000 tấn. Ảnh: Việt Dũng

Đến năm 2025, diện tích trồng cây ăn trái TP.HCM khoảng 4.500ha, sản lượng đạt khoảng 96.000 tấn. Ảnh: Việt Dũng

Địa bàn phân bổ các cây ăn trái chủ lực gồm: chôm chôm, nhãn, măng cụt, sầu riêng ở dọc sông Sài Gòn trên địa bàn huyện Củ Chi và TP.Thủ Đức; xoài ở khu vực Giồng Cát của huyện cần Giờ và khu vực đât phù sa ven sông rạch. Cây có múi, ổi, dừa xiêm ở khu vực đất phèn huyện Bình Chánh và đặc biệt là phát triển chuối nuôi cấy mô thành vùng trông tập trung quy mô lớn ở huyện Củ Chi.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp để giữ vững vai trò trung tâm giống

Với ngành chăn nuôi, TP.HCM sẽ duy trì các cơ sở đủ điều kiện chăn nuôi; đồng thời liên kết các tỉnh phát triển đàn vật nuôi chủ lực theo mô hình chăn nuôi công nghiệp, công nghệ cao, an toàn dịch bệnh, nông nghiệp tuần hoàn.

Việc này nhằm giữ vững vai trò là trung tâm giống bò và heo chất lượng cao; thúc đẩy chăn nuôi các tỉnh phát triển, cung ứng cho Thành phố các sản phẩm chăn nuôi chất lượng cao, an toàn.

Ngành lâm nghiệp TP.HCM tăng cường quản lý, bảo vệ, làm giàu diện tích rừng hiện có; trồng rừng và sử dụng hiệu quả diện tích đất quy hoạch cho phát triển lâm nghiệp chưa có rừng; đáp ứng chức năng phòng hộ; gắn với phát triển du lịch sinh thái, lịch sử văn hóa, nghỉ dưỡng và dịch vụ môi trường.

TP.HCM sẽ mở rộng phạm vi áp dụng dịch vụ môi trường rừng, tiến tới áp dụng chi trả dịch vụ về hấp thụ và lưu giữ carbon. Ảnh: Việt Dũng

TP.HCM sẽ mở rộng phạm vi áp dụng dịch vụ môi trường rừng, tiến tới áp dụng chi trả dịch vụ về hấp thụ và lưu giữ carbon. Ảnh: Việt Dũng

TP.HCM phấn đấu nâng tỷ lệ che phủ rừng lên 16,24% vào năm 2025, và nâng cao chất lượng rừng ở giai đoạn tiếp theo. Mở rộng phạm vi áp dụng dịch vụ môi trường rừng, tiến tới áp dụng chi trả dịch vụ về hấp thụ và lưu giữ carbon.

Ngành thủy sản TP.HCM sẽ phát triển nuôi tôm nước lợ theo các vùng nuôi thâm canh, bán thâm canh ứng dụng công nghệ cao, và vùng nuôi sinh thái gắn với bảo vệ rừng ngập mặn.

TP.HCM đẩy mạnh phát triển các loại hình nuôi cá cảnh, tập trung sản xuất giống, các loại cá cảnh có giá trị kinh tế cao và có khả năng xuất khẩu; hình thành khu vực nghiên cứu chuyên sâu kết hợp với sản xuất kinh doanh cá cảnh và du lịch.

Thành phố cũng mở rộng nuôi nhuyễn thể và thủy sản khác vùng bãi bồi ven biển và mặt nước vùng cửa sông, từng bước phát triển nuôi hải sản trên biển xa bờ.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem