Trồng mỳ chả khá lên được, chị nông dân Kon Tum trồng thứ cây ra trái giàu vitamin C, thu ngay trăm triệu

Hoàng Lộc Thứ bảy, ngày 02/03/2024 12:52 PM (GMT+7)
Đưa ra quyết định táo bạo khi chuyển đổi diện tích trồng mỳ kém hiệu quả sang trồng cam sành, chị Y Nga (trú tại thôn Đăk Duông, xã Ngọc Wang, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum) đã thu được "trái ngọt" khi mang về nguồn thu nhập gần 100 triệu đồng/năm.
Bình luận 0

Ngắm nhìn vườn cam sai trĩu quả, chín vàng óng được trồng xen canh với cà phê của của chị Y Nga, ít ai biết rằng nơi đây trước kia những diện tích mỳ kém hiệu quả.

Chị Y Nga kể, sau khi lập gia đình, chị được bố mẹ cho 5 sào đất trồng mỳ. Tuy nhiên nhiều năm, diện tích mỳ cho năng suất thấp, kéo theo thu nhập bấp bênh. 

Từ đó, chị luôn suy nghĩ cách làm sao có thể tận dụng tối đa diện tích đất và trồng được loại cây mang lại hiệu quả kinh tế.

Trồng mỳ chả khá lên được, chị nông dân Kon Tum trồng thứ cây ra trái giàu vitamin C, thu ngay trăm triệu- Ảnh 1.

Chị Y Nga, thôn Đăk Duông, xã Ngọc Wang, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum đang thu hoạch cam.

Năm 2016, khi mùa vụ mới, chị Y Nga bàn bạc với chồng chuyển sang trồng cà phê. Ngày vợ chồng chị đi mua giống cà phê thì được nhà vườn giới thiệu thêm giống cam sành nên gia đình quyết định mua vài chục gốc về trồng thử. 

Không ngờ một thời gian sau, cam phát triển tốt nên đã quyết định đầu tư mua thêm 400 gốc cam trồng xen canh trong vườn cà phê.

"Thời điểm đó, bà con ai cũng ngạc nhiên trước ý tưởng táo bạo của tôi bởi trong thôn chưa từng có ai trồng cam, mà trồng xen cam với cây cà phê thì lại càng không có ai dám nghĩ đến. 

Thấy được sự mạnh dạn, dám nghĩ dám làm của tôi, chính quyế địa phương cũng hỗ trợ để tôi vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội với số tiền 50 triệu đồng để đầu tư chăm sóc vườn cây", chị Nga chia sẻ.

Trồng mỳ chả khá lên được, chị nông dân Kon Tum trồng thứ cây ra trái giàu vitamin C, thu ngay trăm triệu- Ảnh 3.

Giống cam sành mọng nước, ngọt, vàng ruộm đang chín trong vườn cam đặc sản của nhà chị Y Nga, nông dân thôn Đăk Duông, xã Ngọc Wang, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum).

Ở mùa vụ đầu tiên vào năm 2020, vườn cam của chị Y Nga cây nào cây nấy đều sai trĩu quả và đạt năn suất được hơn 4 tấn. 

Ở những vụ mùa tiếp theo, vườn cam của chị cũng ra đều quả, năng suất đạt từ 3,5-4 tấn. Đây cũng chính là lời khẳng định rằng chị đã khởi nghiệp thành công.

Chị chia sẻ, để trồng cam sành được thành công quan trọng nhất là phải chọn cây giống sạch bệnh, biết rõ nguồn gốc để trồng. 

"Nếu mình, ham rẻ, mua nhầm cây bệnh thì vừa tốn kém, vừa mất thời gian trồng lại. Đồng thời, chịu khó nghiên cứu tìm hiểu kỹ thuật, chăm sóc kỹ, phát hiện bệnh sớm để điều trị kịp thời. 

Tôi trồng cam theo hướng hữu cơ, chủ yếu sử dụng phân chuồng và các chế phẩm vi sinh vừa giúp cho trái ngon, ngọt, vừa phát triển bền vững", chị Nga nói.

Trồng mỳ chả khá lên được, chị nông dân Kon Tum trồng thứ cây ra trái giàu vitamin C, thu ngay trăm triệu- Ảnh 5.

Toàn bộ vườn cam được chị Nga chăm sóc theo hướng hữu cơ

Về đầu ra cho sản phẩm, theo chị Y Nga, cứ đến mùa thu hoạch thì các thương lái đều đến tận vườn để thu mua.

Ngoài ra, chính quyền địa phương cũng hỗ trợ đưa sản phẩm của chị trưng bày tại phiên chợ nông sản sạch do huyện tổ chức và đăng bài tuyên truyền trên Zalo, Facebook của Hội. Hằng năm, chị thu được khoảng từ 70-80 triệu đồng từ bán cam.

"Mới đây cũng có một anh thương lái vào tận vườn mua hơn 3 tạ cam, trong vườn giờ chỉ con vài chục cây còn quả thôi.

Vườn cam này tôi trồng theo theo hướng hữu cơ, nên được ưa chuộng, có nhiều người đặt cọc trước, nhất là vào những ngày dịp Tết nguyên đán", chị Nga nói thêm.

Theo bà Phan Thị Hiệp, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Ngọc Wang, chị Y Nga là một tấm gương hội viên phụ nữ điển hình dám nghĩ, dám làm, khởi nghiệp sáng tạo. 

Từ thành công của mô hình trồng cam sành xen canh cây cà phê của chị đã góp phần thay đổi được thói quen trồng trọt của nhiều người dân bấy lâu nay, giúp họ có thêm hướng phát triển kinh tế bằng cây trồng mới.

"Chị Y Nga cũng là một trong những thành viên tích cực nhất của Tổ hợp tác "Trồng cây ăn quả xã Ngọk Wang". 

Chị đã thường xuyên trao đổi, chia sẻ kiến thức, kỹ thuật về trồng cây ăn trái cho nhiều tổ viên khác và cả cho người bà con nhân dân trong thôn", chị Hiệp nói.


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem