Trung Quốc muốn thống trị ngành linh kiện bán dẫn thế giới

Huỳnh Dũng Thứ tư, ngày 09/06/2021 09:23 AM (GMT+7)
Hiện tại, các nhà sản xuất Trung Quốc cung cấp không quá 6% khối lượng chip silicon trên thế giới, nhưng tình hình sẽ thay đổi trong những năm tới.
Bình luận 0

Thực tế mà nói, Trung Quốc ngày nay đã có thể tự mình đạt được thành quả cao trong sản xuất điện hạt nhân, đưa người lên vũ trụ hay dẫn đầu trong nhiều lĩnh vực liên quan tới trí tuệ nhân tạo. Nhưng khi nói đến sản xuất chất bán dẫn, quốc gia này vẫn bị tụt lại phía sau và buộc phải chi tiêu ngày càng nhiều hơn cho việc nhập khẩu chip cho các thiết bị điện tử, PC và cả thiết bị quân sự.

Trung Quốc muốn bá chủ ngành chip

Ảnh: @Pixabay.

Ảnh: @Pixabay.

Một phần bởi thiết kế và sản xuất chất bán dẫn là một ngành kinh doanh nổi tiếng về độ phức tạp. Nó liên quan đến hàng thập kỷ kinh nghiệm chuyên môn và luôn đòi hỏi độ chính xác cực cao.

Đồng thời, Trung Quốc từ lâu đã nhận thức được sự cần thiết phải phát triển một ngành công nghiệp bán dẫn mạnh mẽ của riêng mình. Nhưng cuộc chiến thương mại gần đây với Mỹ, vốn dựa trên các đe dọa cắt đứt quyền truy cập quan trọng vào các thành phần linh kiện điện tử công nghệ quan trọng của các công ty Mỹ đã khiến tình hình này ngày càng thêm khẩn cấp.

Việc Mỹ đưa Huawei vào danh sách đen công nghệ vì lý do an ninh quốc gia và lệnh cấm ZTE vì vi phạm thỏa thuận trừng phạt Iran có thể nói là một đòn chí mạng chuẩn xác. Bởi vì sự phụ thuộc của Trung Quốc vào Mỹ trong lĩnh vực bán dẫn là yếu điểm mà các nhà lãnh đạo Trung Quốc chưa thể khắc phục được.

Ảnh: @Pixabay.

Ảnh: @Pixabay.

Tuy nhiên, theo một báo cáo mới thì đến năm 2024, thị phần bán dẫn của họ sẽ tăng lên 20%; và đến cuối thập kỷ này, họ sẽ kiểm soát gần 1/4 sản lượng linh kiện bán dẫn của thế giới.

Những dự báo như vậy từ các chuyên gia của Tập đoàn Tư vấn Boston được trích dẫn bởi ấn phẩm Nikkei Asian Review trình bày. Họ dự đoán, đến năm 2024, Trung Quốc sẽ sản xuất tới 20% linh kiện bán dẫn trên thế giới.

Theo các nguồn tin trong ngành, một nhóm các công ty Trung Quốc đã bắt đầu thực hiện một dây chuyền sản xuất thử nghiệm từ tháng 5 năm ngoái để cho phép sản xuất các sản phẩm chip theo quy trình 28nm mà không cần thiết bị và công nghệ có xuất xứ từ Mỹ. Hệ thống dây chuyền này sẽ được đưa vào hoạt động trong năm nay, và các bài học kinh nghiệm sẽ được áp dụng rộng rãi trong sản xuất, hệ thống đội ngũ, kỹ thuật để giảm sự phụ thuộc vào Hoa Kỳ.

Ảnh: @Pixabay.

Ảnh: @Pixabay.

Theo Hiệp hội bán dẫn toàn cầu (SEMI), trong giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2024, sẽ có 38 doanh nghiệp trên thế giới đi vào hoạt động trong lĩnh vực gia công tấm silicon dán lên chip với kích thước tiêu chuẩn 300 mm. Hơn một nửa trong số họ sẽ nằm ở CHND Trung Hoa. Việc mở rộng công suất như vậy sẽ làm tăng tổng lượng sản xuất tấm silicon trên thế giới lên 30%; so với năm 2019 là 7,2 triệu chiếc mỗi tháng.

Đến năm 2024, Trung Quốc sẽ có cơ hội vươn lên vị trí thứ ba thế giới; về sản xuất linh kiện bán dẫn, chiếm 20%. Nước này sẽ chỉ đứng sau Đài Loan và Hàn Quốc; trong khi Nhật Bản (12%) và Hoa Kỳ (10%) sẽ bị bỏ lại phía sau.

Cựu chủ tịch kiêm người sáng lập TSMC, Morris Chang cho biết Trung Quốc sẽ mất ít nhất 5 năm để bắt kịp Đài Loan và Hàn Quốc về công nghệ in thạch bản. Các quan chức ngành công nghiệp Mỹ tin rằng, Trung Quốc sẽ mất tới hai năm để tự chủ hoàn toàn trong sản xuất chip 40nm; và lên đến 5 năm đối với công nghệ chip 28nm.

Nối gót Trung Quốc, Châu Âu cũng muốn có được điều tương tự

Hiện giờ, cuộc chiến linh kiện bán dẫn đã lan ra toàn thế giới, bây giờ đến lượt Liên Minh Châu Âu. Hồi cuối năm 2020, Bruxelles đã công bố ý định xây dựng nhà máy sản xuất chip điện tử ngay tại châu Âu. Mục tiêu là sẽ sản xuất ít nhất 1/5 linh kiện bán dẫn của thế giới tính theo giá trị. Ủy viên công nghiệp châu Âu, Thierry Breton đã tuyên bố : "Nếu châu Âu không có khả năng tự chủ trong lĩnh vực vi điện tử, thì không thể có chủ quyền về kỹ thuật số".

Ảnh: @Pixabay.

Ảnh: @Pixabay.

Liên Minh Châu Âu tham gia cuộc đua này khá muộn, nhưng theo các nguồn tin công nghiệp được trích dẫn thì nhà máy tương lai của châu Âu cũng có thể hướng tới khả năng chế tạo linh kiện bán dẫn 2 nanomet. Nhưng mục tiêu này là một thách thức công nghệ lớn mà chắc chắn châu Âu sẽ cần nhiều năm mới có thể vượt qua. Bộ trưởng Tài Chính Pháp Bruno Le Maire từng nói rõ: khó khăn chính sẽ là việc huy động nguồn vốn. Nhưng hiện giờ, 19 trong số 27 nước thành viên Liên Minh Châu Âu đã bày tỏ sự quan tâm đối với dự án và cho biết sẵn sàng đóng góp tài chính.


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem