Hơn 10.000 hiệu trưởng tham gia dự án Trường học Hạnh phúc: "Tôn trọng sự khác biệt của học sinh"

Gia Bách Thứ sáu, ngày 10/06/2022 14:48 PM (GMT+7)
Hơn 10.000 hiệu trưởng trên khắp cả nước sẽ được tập huấn trong dự án Trường học Hạnh phúc nhằm khởi xướng và kiến tạo mô hình giáo dục - đào tạo mới, nơi học sinh được học tập trong hạnh phúc, tôn trọng điểm khác biệt trong trí lực và khuynh hướng tính cách của các em.
Bình luận 0

Trường học hạnh phúc: Chú trọng tính "cá nhân hóa" của mỗi học sinh

Điểm nổi bật trong dự án Trường học hạnh phúc do Quỹ hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông Việt Nam (VIGEF) tổ chức là đặc biệt chú trọng tính cá thể hóa của mỗi học sinh. Thay vì giảng dạy theo một giáo án khuôn mẫu cho tất cả học sinh, dự án hướng đến việc tôn trọng điểm khác biệt trong trí lực và khuynh hướng tính cách của các em - những đặc điểm do bộ gen bẩm sinh quy định. Từ đó, thầy cô sẽ sẽ tạo ra môi trường phù hợp và khuyến khích các em phát triển theo đúng tiềm năng của mình.

TS. Đặng Tự Ân - Giám đốc Quỹ VIGEF chia sẻ: "Sáng kiến Trường học Hạnh phúc không mới ở Việt Nam nhưng điểm khác biệt của dự án này là chú trọng vai trò của di truyền học trong giáo dục, đặc biệt là chỉ ra cơ sở khoa học của gen Hạnh phúc luôn hiện diện trong mỗi con người.

Chúng tôi sẽ nâng cao nhận thức của các Hiệu trưởng về ảnh hưởng của yếu tố di truyền tới phong cách học tập, tới sự phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực của mỗi học sinh. Trong đó, di truyền học đã khẳng định triết lý dạy học ngày nay là cần phải khơi dậy và phát huy song bằng cả hai chức năng bán cầu đại não.

Nghĩa là trí tuệ con người chỉ có thể phát lộ tối đa năng lực của mình một khi chúng ta biết tác động tích cực mặt trí tuệ cảm xúc (bán cầu đại não phải) và cả mặt trí tuệ logic (bán cầu đại não trái). Từ đó, thầy cô sẽ tôn trọng sự khác biệt của các em đồng thời giúp các em phát huy tối đa tiềm năng và sở  trường có tính bản năng của mình".

Hơn 10.000 hiệu trưởng tham gia dự án Trường học Hạnh phúc: "Tôn trọng sự khác biệt của học sinh"  - Ảnh 1.

Cô Nguyễn Thị Hằng - Hiệu trưởng Trường THCS số 2 Xuân Quang, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai. Ảnh: DACC

Sau buổi tập huấn, cô Nguyễn Thị Hằng - Hiệu trưởng Trường THCS số 2 Xuân Quang, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai chia sẻ: "Đây là chương trình tập huấn rất có ý nghĩa và cần thiết trong bối cảnh hiện giờ, khi mà nhiều người chúng ta đang bị mất cân bằng về cảm xúc – tâm lý trong đời sống. Và các giáo viên, học sinh cũng không tránh khỏi điều này.

Khi chúng ta biết nhìn những ưu điểm của người khác dù là nhỏ nhất, thì chúng ta sẽ có cách động viên và khích lệ họ tốt hơn, thấu hiểu và bao dung với họ hơn.

Từ nền tảng đó, người giáo viên sẽ cảm thấy được trân trọng, hạnh phúc và có khả năng truyền đi tình yêu thương, năng lượng tích cực đến học sinh. Và tôi nghĩ đó mới là cốt lõi của một trường học hạnh phúc – nơi có những con người thật sự hạnh phúc và bao dung".

Trong năm 2022 và 2023, dự án Trường học Hạnh phúc của VIGEF sẽ đào tạo 10.000 hiệu trưởng của các trường trung học phổ thông. Trong giai đoạn 1, dự án sẽ triển khai tại 7 tỉnh thành: Hà Nội, Lào Cai, Hưng Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Nghệ An và Kontum.

Hơn 10.000 hiệu trưởng tham gia dự án Trường học Hạnh phúc: "Tôn trọng sự khác biệt của học sinh"  - Ảnh 2.

Một buổi tập huấn đào tạo các hiệu trưởng tại Kon Tum. Ảnh: DACC

Trường học hạnh phúc: Khám phá hệ gen, tối ưu nuôi dạy

Hiện nay, nhiều bậc phụ huynh tại Việt Nam đã và đang tìm đến dịch vụ giải mã gen để khám phá tiềm năng, sở trường cũng như tối ưu chế độ dinh dưỡng cho con. Điển hình như Genetica, một đơn vị giải mã gen chuyên sâu dành cho người châu Á đã phát triển hơn 30 gói giải mã gen dành cho người lớn và trẻ em, giúp mở khóa nhiều tính trạng về dinh dưỡng, vận động, khuynh hướng hành vi, tính cách, tiềm năng ngôn ngữ, âm nhạc, toán học.

Từ kết quả giải mã gen, các chuyên gia di truyền tại Genetica đưa ra khuyến nghị "cá nhân hóa" cho khách hàng, giúp điều chỉnh lối sống phù hợp kiểu gen, phát huy thế mạnh, hạn chế điểm yếu (nếu có) và phòng ngừa bệnh di truyền.

Thông tin di truyền là bất biến và đi theo suốt cuộc đời mỗi người. Biết được khuynh hướng di truyền từ nhỏ của trẻ em giúp phụ huynh và nhà trường hỗ trợ con em mình một cách toàn diện hơn.

Mô hình trường học hạnh phúc - Happy Schools lần đầu tiên được UNESCO khuyến cáo vào đầu năm 2017 nhằm kêu gọi đổi mới hệ thống giáo dục toàn cầu theo hướng: học tập hạnh phúc để vươn tới ước mơ. Thay vì đánh giá chất lượng giảng dạy dựa trên thành tích và điểm số của học sinh, mô hình trường học này lấy chỉ số hạnh phúc của em làm thước đo.

Hiện nay, nhiều quốc gia phát triển trên thế giới như Đan Mạch, Hà Lan, Singapore, Mỹ, Úc, Nhật Bản… đã áp dụng mô hình trường học hạnh phúc. Ngành giáo dục Việt Nam cũng không đứng ngoài xu thế ấy.

Học tập trong môi trường hạnh phúc sẽ giúp học sinh phát huy tối đa hệ sinh thái năng lực. Đó là chỉ số kiến thức (IQ), chỉ số cảm xúc (EQ), chỉ số sáng tạo (CQ), chỉ số vượt khó (AQ) và nhiều chỉ số khác như đam mê (PQ), quản trị (MQ), xã hội (SQ), kinh doanh (BQ), nghề nghiệp (JQ)… Ngoài ra, các em còn được thỏa mãn 5 nhu cầu chính đáng bao gồm: nhu cầu thiết yếu, được an toàn, được hòa hợp, được tôn trọng và được thể hiện bản thân.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem