Vén màn bí mật về thị trường buôn bán, tiêu thụ trái phép Tê tê tại Việt Nam (Video kỳ 1)

Nhóm Phóng viên điều tra Thứ ba, ngày 26/12/2023 06:00 AM (GMT+7)
Gần 3 năm ròng rã đeo bám đề tài, PV Dân Việt phải di chuyển qua nhiều tỉnh thành từ thành phố tới vùng xa, để lần ra và tìm cách tiếp cận các đầu mối buôn bán Tê tê và sản phẩm từ Tê tê.
Bình luận 0

Sau thời gian dài điều tra, PV từng bước vén tấm màn bí mật bên trong thị trường ngầm mua bán Tê tê chế biến thành các món đặt sản quý hiếm phục vụ thượng khách lắm tiền, nhiều của.

Loạt phóng sự điều tra độc quyền "Sự thật kinh hoàng bên trong thị trường buôn bán trái phép Tê tê tại Việt Nam" với mong muốn lên án hành vi săn bắt, mua bán và sử dụng động vật hoang dã. Qua đó góp phần lan tỏa thông điệp bảo vệ loài động vật hoang dã quý hiếm như Tê tê. Mời quý vị theo chân phóng viên cùng thâm nhập thị trường mua bán Tê tê từ những manh mối nhỏ ban đầu.

Vén màn bí mật về thị trường buôn bán, tiêu thụ trái phép Tê tê tại Việt Nam (Video kỳ 1)

Theo các chuyên gia bảo tồn, nguyên nhân chính đang đẩy Tê tê đến bên bờ tuyệt chủng là do những đồn thổi liên quan đến công dụng thần kỳ của vảy loại động vật này giúp cơ thể khỏe mạnh, sống lâu. Thậm chí còn được xem như một thứ "thần dược" chữa bách bệnh kể cả ung thư… Cho nên, từng giờ từng phút, Tê tê bị săn lùng khắp nơi! Vậy thị trường buôn bán vảy Tê tê tại Việt Nam đang hoạt động như thế nào? Câu trả lời sẽ có trong phóng sự tiếp theo: "Bí mật bên trong những "khu chợ" ngầm buôn bán trái phép vảy Tê tê" (Video kỳ 2)

LUẬT PHÁP BẢO VỆ TÊ TÊ

Cả hai loài tê tê vàng và tê tê Java đều được pháp luật Việt Nam bảo vệ ở mức độ cao nhất. Hai loài này được liệt kê trong Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ ban hành kèm theo Nghị định 160/2013/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 64/2019/NĐ-CP). Theo đó, mọi hành vi săn bắt, giết, nuôi, nhốt, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép cá thể, bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống hoặc sản phẩm của từ một cá thể đã bị xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự.

Vi phạm đối với từ 6 cá thể tê tê trở lên đã đáp ứng dấu hiệu định khung theo Khoản 3 Điều 244, sửa đổi bổ sung năm 2017 với mức hình phạt từ 10-15 năm tù đối với cá nhân.

Riêng hành vi quảng cáo bán tê tê hoặc các sản phẩm, bộ phận của tê tê được coi là hành vi quảng cáo hàng cấm và sẽ bị xử phạt hành chính từ 70 - 100 triệu đồng theo Điều 50, Nghị định 158/2013/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 28/2017/NĐ-CP).

Năm 2016, tại Hội nghị lần thứ 17 các nước thành viên CITES (COP17), cả 8 loài tê tê trên thế giới đều được chuyển lên Phụ lục I của Công Ước CITES. Hai loài tê tê bản địa của Việt Nam đã được pháp luật trong nước bảo vệ ở mức cao nhất. Tuy nhiên, với vai trò là nước trung chuyển lớn nên việc nâng cấp mức độ bảo vệ tất cả các loài tê tê trên thế giới là một điều vô cùng quan trọng.


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem