Vựa phật thủ nổi tiếng ở ngoại thành Hà Nội hối hả chuẩn bị cho Tết Giáp Thìn 2024

Châu Hân Thứ hai, ngày 15/01/2024 06:37 AM (GMT+7)
Trong những ngày cận Tết Nguyên đán, vựa phật thủ của người dân làng Đắc Sở (huyện Hoài Đức, Hà Nội) đã kịp sai quả để bước vào vụ thu hoạch lớn thứ hai trong năm.
Bình luận 0

Vựa phật thủ nổi tiếng ở ngoại thành Hà Nội hối hả chuẩn bị cho Tết Giáp Thìn 2024.

Vựa phật thủ nổi tiếng ở ngoại thành Hà Nội hối hả chuẩn bị cho Tết Giáp Thìn 2024- Ảnh 1.

Chỉ còn chưa đầy 1 tháng, Tết Nguyên đán 2024 sẽ “gõ cửa” từng nhà. Tại Thủ đô, nếu như trong nội thành không khí năm mới đang bắt đầu tràn về trên các hàng bán đồ trang trí tết, thì ngoài ngoại thành người dân người dân làng Đắc Sở cũng đang tất bật thu hoạch quả phật thủ để phục vụ người dân trưng bày trên bàn thờ gia tiên.

Vựa phật thủ nổi tiếng ở ngoại thành Hà Nội hối hả chuẩn bị cho Tết Giáp Thìn 2024- Ảnh 2.

Mỗi năm có 2 mùa phật thủ chính. Mùa thứ nhất ra quả tự nhiên vào khoảng tháng 6 đến tháng 7 âm lịch, phục vụ người dân thờ cúng dịp lễ xá tội vong nhân. Mùa thứ hai là ra quả trái vụ vào dịp Tết Nguyên đán.

Vựa phật thủ nổi tiếng ở ngoại thành Hà Nội hối hả chuẩn bị cho Tết Giáp Thìn 2024- Ảnh 3.

Với kinh nghiệm trồng phật thủ hơn 5 năm, anh Tạ Văn Toản, người dân làng Đắc Sở (Hoài Đức, Hà Nội) chia sẻ: “Phật thủ là một loài cây khó tính, chỉ ưa đất pha cát, không ưa đất thịt. Người dân chăm phật thủ như chăm một đứa trẻ, rất cần sự tỉ mỉ và lòng kiên trì".

Vựa phật thủ nổi tiếng ở ngoại thành Hà Nội hối hả chuẩn bị cho Tết Giáp Thìn 2024- Ảnh 4.

Với hương thơm dịu nhẹ và hình dáng trông như bàn tay Phật, quả phật thủ mang theo ý nghĩa của sự may mắn, tài lộc trên mâm ngũ quả của người Việt mỗi dịp tết đến, xuân về. “Một quả phật thủ đẹp thì có nhiều yếu tố nhưng quan trọng nhất là các tay phải vươn đều đẹp, tròn đẹp. Tay phải mập thì quả phật thủ mới thờ được lâu”, anh Toản cho biết.

Vựa phật thủ nổi tiếng ở ngoại thành Hà Nội hối hả chuẩn bị cho Tết Giáp Thìn 2024- Ảnh 5.

Theo chia sẻ của anh Toản, làng Đắc Sở trước kia vốn nổi danh là vựa phật thủ lớn của miền Bắc. Tuy nhiên, với đặc tính luân canh 5 năm 1 lần, đất trồng phật thủ ở Đắc Sở giờ đây hầu như đã không còn. Nhà nào có thanh niên thì vẫn tiếp tục bám nghề, di chuyển sang các xã lân cận trong huyện Hoài Đức để tìm vùng đất có thổ nhưỡng thích hợp. Còn lại đa số mọi người đều chuyển sang trồng các loại cây khác.

 

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem