9x người Nùng bán hết đồ đạc trong nhà để mua loài động vật kêu "be be" thoát nghèo

Thứ năm, ngày 21/03/2024 07:41 AM (GMT+7)
Sau khi đi làm ăn xa thất bại, chị Cháng Thị Ngọc (sinh năm 1994, người dân tộc Nùng) đã trở về quê nhà tại xã Nàn Ma, huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang để tìm hướng thoát nghèo. Từ 1 con dê giống được tặng, chị đã bán hết đồ đạc trong nhà để mua thêm 2 con dê và nhân giống thành công.
9x người Nùng bán hết đồ đạc trong nhà để mua loài động vật kêu

Xín Mần là huyện vùng cao biên giới phía Tây của tỉnh Hà Giang và là huyện nghèo theo Nghị quyết 30a của Chính phủ. Đây là nơi sinh sống của 16 dân tộc như Kinh, Tày, Nùng, Mông, Phù Lá, Hoa, La Chí, Cao Lan… Do các yếu tố đặc thù về vị trí địa lý, địa bàn cư trú rộng, phong tục tập quán có nơi còn lạc hậu, trình độ dân trí còn thấp nên đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây gặp rất nhiều khó khăn.

9x người Nùng bán hết đồ đạc trong nhà để mua loài động vật kêu

Từ trung tâm huyện Xín Mần, chúng tôi di chuyển trên quãng đường rừng khoảng 10 km đến xã Nàn Ma để thăm một số mô hình phát triển kinh tế, tìm hiểu cuộc sống của bà con dân tộc nơi đây.

9x người Nùng bán hết đồ đạc trong nhà để mua loài động vật kêu

Tại căn nhà truyền thống người Nùng của gia đình chị Cháng Thị Ngọc (sinh năm 1994), chúng tôi được nghe những câu chuyện vô cùng thú vị và thấy rõ sự đổi thay tích cực, một Nàn Ma vẫn còn khó khăn, nhưng đã có những nỗ lực vượt bậc vươn lên.

9x người Nùng bán hết đồ đạc trong nhà để mua loài động vật kêu

Trong căn nhà nhỏ nhắn nhưng ẩn chưa biết bao hoài bão thoát nghèo, chị Cháng Thị Ngọc chia sẻ trước đây, chị và người chồng đã đến các thành phố lớn để làm thợ xây. Nhưng khi dịch Covid-19 bùng phát, vợ chồng chị không có việc làm, phải trở về quê hương và không biết làm gì để sinh sống. "Vì ở quê mình chỉ quen trồng trọt, chăn nuôi nhưng không có vốn. Sau khi tiếp cận thông tin dự án tăng cường trao quyền phát triển kinh tế cho thanh niên dân tộc thiểu số của tổ chức Plan International (tổ chức quốc tế phi lợi nhuận trong lĩnh vực quyền trẻ em với mục đích xóa bỏ đói nghèo và vì sự phát triển toàn diện) từ chính quyền xã và phòng nông nghiệp địa phương, mình được hỗ trợ tặng 1 con dê giống trị giá hơn 2 triệu đồng, rồi mình đi học hỏi các nhà xung quanh và bán hết đồ đạc trong nhà để mua thêm 2 con dê để nhân giống.

9x người Nùng bán hết đồ đạc trong nhà để mua loài động vật kêu

Sau khoảng hơn 1 năm, từ tháng 8/2022 đến nay, từ 3 con dê, chị Ngọc đã nhân giống lên thành 9 con và bán với giá 3 triệu đồng/con.

9x người Nùng bán hết đồ đạc trong nhà để mua loài động vật kêu

Cũng theo chia sẻ của chị Ngọc, chi phí nuôi dê không phải bỏ vốn mua thức ăn vì được thả ăn cỏ tự nhiên, dê cũng ít bệnh nên hầu như không mất tiền mua thuốc chữa. "Dê chủ yếu bệnh lở mồm. Mình chỉ cần lấy quả chua trên rừng là chữa dc cho dê", chị Ngọc nói.

9x người Nùng bán hết đồ đạc trong nhà để mua loài động vật kêu

Bên cạnh đó, chị Ngọc cũng nuôi và nhân giống thêm lợn đen để tăng thêm thu nhập.

9x người Nùng bán hết đồ đạc trong nhà để mua loài động vật kêu

Được biết, gia đình chị Ngọc vẫn theo nghề trồng lúa nước để có lương thực. "Tương lai, mình có mong muốn đàn dê, đàn lợn phát triển hơn nữa để có thêm vốn xây ao cá. Từ đó có thêm kinh tế mình sẽ đầu tư cho con đi học cao hơn nữa để thoát khỏi cái đói nghèo", chị Ngọc hồ hởi cho biết.

9x người Nùng bán hết đồ đạc trong nhà để mua loài động vật kêu

Tiếp nối hành trình, chúng tôi di chuyển đến xã Tả Nhìu, huyện Xín Mần để gặp thêm những tấm gương điển hình trong việc thay đổi tư duy làm kinh tế.

9x người Nùng bán hết đồ đạc trong nhà để mua loài động vật kêu

Tại hộ gia đình chị Cháng Thị Chẳm (sinh năm 1994, người dân tộc Nùng), chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước ý chí đẩy lùi cái nghèo với nghề làm giò lụa lợn đen của gia đình chị.

9x người Nùng bán hết đồ đạc trong nhà để mua loài động vật kêu

Theo chia sẻ của chị Cháng Thị Chẳm, chị bắt đầu bén duyên với nghề làm giò lụa lợn đen từ tháng 3/2022, sau khi được tổ chức Plan International hỗ trợ trang thiết bị máy móc làm nghề giò lụa. "Ban đầu, em đã mất khoảng 3 tháng liên tiếp thất bại trong việc làm giò lụa. Những mẻ giò em làm giống như bã đậu vậy. Sau khi tự tìm ra công thức và làm thành công, em đã bán và xây dựng kênh thương hiệu cho riêng mình", chị Chẳm khẳng định.

9x người Nùng bán hết đồ đạc trong nhà để mua loài động vật kêu

Bên cạnh đó, chị Chẳm còn làm thêm mô hình rau theo phương pháp hữu cơ để gia đình sử dụng và làm mô hình điểm tham quan, học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm cho những hộ gia đình khác tại địa phương.

9x người Nùng bán hết đồ đạc trong nhà để mua loài động vật kêu

Di chuyển sang xã Chiến Phố, huyện Hoàng Su Phì, trong căn nhà xây 2 tầng nằm ngay trung tâm xã của gia đình chị Nùng Thị Đơn (sinh năm 2002, người dân tộc Nùng) luôn tíu tít những tiếng cười đùa xoay quanh câu chuyện từ trên bản cao đi xuống Thủ đô học nghề cắt tóc, gội đầu và mở cửa tiệm duy nhất tại xã.

9x người Nùng bán hết đồ đạc trong nhà để mua loài động vật kêu

Vừa gội đầu, vừa chia sẻ và truyền nghề cho những thế hệ đi sau, chị Đơn nói với PV Dân Việt: "Sau khi học hết THPT, em đi học nghề làm tóc ở Hà Nội theo dự án tăng cường trao quyền phát triển kinh tế cho thanh niên dân tộc thiểu số của tổ chức Plan International. Về địa phương làm nghề được 2 năm thì em lấy chồng. Giờ cuộc sống đã ổn định, cái nghèo không còn đeo bám nữa".

9x người Nùng bán hết đồ đạc trong nhà để mua loài động vật kêu

Hiện tại, vào mỗi buổi chiều tan học, rất nhiều các em học sinh cấp 2 đến nhà chị Đơn nghe chia sẻ định hướng nghề nghiệp tương lai cũng như việc phòng chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết. Những tấm gương điển hình phát triển ở huyện nghèo vùng biên như Xín Mần, Hoàng Su Phì (tỉnh Hà Giang) đã góp phần tích cực trong việc xóa bỏ những hủ tục lạc hậu, đẩy lùi cái nghèo và xây dựng nông thôn mới hiện đại, nông dân văn minh.

Phạm Hưng
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem