Anbeck - Họa sĩ biếm họa về người nổi tiếng: Vẽ ngô nghê, sống giản đơn như đám trẻ con thơ ngây... - Ảnh 2.

Bức tranh đầu tiên Anbecks nhận được sự chú ý?

- Bức tranh đầu tiên đánh dấu sự chuyên tâm của tôi với thể loại tranh biếm họa là bức Về nhà đi con. Bức tranh này được thực hiện sau quá trình tôi theo dõi từ đầu tới cuối bộ phim nổi tiếng này khi tôi mới ở Ba Lan về Việt Nam. Tôi xem và cảm thấy phim Việt Nam bây giờ rất hay, tôi thích các nhân vật trong phim và đã quyết định vẽ. Sức lan tỏa bất ngờ của bức tranh Về nhà đi con khiến tôi cảm thấy bất ngờ và vui.

Anbecks bắt đầu việc vẽ biếm họa từ khi nào?

- Hồi nhỏ tôi chỉ dùng giấy, bút, màu để tô vẽ theo mẹ. Tôi chưa từng nghĩ mình sẽ trở thành họa sĩ. Thời điểm đó, hoạt động hội họa hiện đại, digital ở nước ta chưa thực sự phát triển. Khi sang Ba Lan, tôi theo học về kiến trúc nhưng không thực sự thích kiến trúc lắm.

Từ việc vẽ một bức tranh ngẫu hứng, tôi nhận được sự chia sẻ của bạn bè và nhiều diễn viên của bộ phim. Điều này khiến tôi cảm thấy vô cùng bất ngờ và thích thú. Sở thích về tranh đã đi cùng tôi suốt năm tháng tuổi trẻ. Ngày đó, tôi thường vẽ biếm họa những người bạn học của mình và các bạn cũng rất thích.

Bức tranh nào Anbecks nhận được nhiều lượt yêu thích nhất?

- Bức vẽ về người cha chở bình oxy về cứu con trong thời điểm dịch Covid-19 bệnh bùng phát ở TP.HCM với hơn 800.000 like. Thời điểm đó, TP.HCM đã phát lệnh giới nghiêm và quy định người dân hạn chế ra đường. Câu chuyện về một người cha có con trai khoảng 14 – 15 tuổi bị bệnh tương đối nặng và phải thở oxy. Trong ngày hôm đó, bình oxy đã bị hết. Nếu như thường ngày, sẽ có nhân viên y tế mang bình oxy đến. Tuy nhiên, do dịch bệnh căng thẳng nên người cha phải trực tiếp chở bình oxy đi đổi để cứu con.

Trước khi đi, người cha đã chuẩn bị đầy đủ biện pháp chống dịch và bệnh án, hình ảnh của con trai mình. Câu chuyện của người cha đi qua chốt kiểm dịch khi đó nhận được nhiều sự quan tâm, cảm thông của dư luận. Từ câu chuyện đó, tôi đã vẽ nên bức tranh này. Hành động tạo điều kiện hết mức có thể của những chiến sĩ công an làm nhiệm vụ giữ chốt cũng là một hình ảnh đẹp. Bản thân là người vẽ, tôi rất cảm động và có nhiều cảm xúc khi tiếp cận với câu chuyện. Thông qua những bức vẽ, tôi mong muốn lan tỏa những giá trị tốt đẹp, nhân văn tới cộng đồng.

Đâu là bức tranh đưa Anbecks đến với công chúng?

- Rap Việt - bức tranh đưa tôi đến với công chúng, được mọi người biết đến nhiều hơn. Về nhà đi con là bức đầu tiên mọi người biết đến tôi nhưng để mọi người biết đến Anbeck và đưa vào công việc trực tiếp và cụ thể nhất là bức Rap Việt. Vì sau đó là rapper Bin Z, Karik, Wowy..., nhiều người chia sẻ tranh đó. Khi đó tôi thấy vui, tranh được chia sẻ và mọi người đón nhận. Sau đó thì công việc đến nhiều. Nhưng tôi biết lúc đó chỉ là mới bắt đầu, mình còn phải học nhiều về vẽ, kỹ thuật và chuyên môn. Tôi mới chỉ dùng năng khiếu bẩm sinh, vẫn phải học để dùng những kiến thức thực tế.

 

Anbeck - Họa sĩ biếm họa về người nổi tiếng: Vẽ ngô nghê, sống giản đơn như đám trẻ con thơ ngây... - Ảnh 3.

Có thời gian thấy Anbecks vẽ tranh miễn phí tặng bạn bè, người hâm mộ trên trang cá nhân? Bạn thật sự đã làm vậy? Bạn vẽ tặng mọi người được bao nhiêu bức tranh?

- Sau thời gian đó, tôi nhận được nhiều ý kiến với mong muốn thuê mình vẽ tranh cá nhân. Tuy nhiên, tôi ít vẽ tranh cho cá nhân bởi đa số tôi thường làm việc cùng các doanh nghiệp. Sau khi nhận được nhiều inbox, tôi quyết định dành nguyên một ngày để vẽ tặng những người yêu thích tranh của mình. Khi đăng bài thông báo, ban đầu tôi chỉ nghĩ sẽ có khoảng vài chục người có nhu cầu. Tuy nhiên, sau một ngày đăng bài, đã có tới 1.500 mong muốn của mọi người gửi đến. Do đó, tôi đã quyết định sẽ dành ra nhiều ngày để đáp ứng nguyện vọng của mọi người. Việc đem lại niềm vui bất ngờ cho người khác cũng chính là đem lại niềm vui cho bản thân mình.                      

Có câu chuyện nào từ những bức tranh vẽ tặng khiến Anbecks xúc động?

- Trong quá trình vẽ tranh dành tặng mọi người, tôi nhớ như in bức vẽ về một bạn khuyết tật. Đây là bức vẽ để lại cho tôi nhiều ấn tượng. Tôi cũng nhớ câu chuyện một bạn khán giả mong muốn được tôi vẽ cho bức tranh về người con đã mất của mình. Những bức vẽ về gia đình khiến tôi có thêm nhiều niềm vui, tin tưởng về tình cảm, hạnh phúc gia đình. Những điều ấm áp khi tặng tranh cho mọi người và nhận về những lời cảm ơn là động lực giúp tìm thấy niềm vui trong cuộc sống.

Anbecks được sinh ra trong một gia đình trí thức, bỗng dưng bạn lại nổi lên với việc vẽ tranh...  biếm họa? Bố mẹ bạn có thái độ gì về chuyện này?

- Bố tôi là Thái Chí Thanh, trước ông làm tại Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, sau chuyển sang Bộ Ngoại giao, đi nước ngoài làm đại sứ quán Ba Lan sau đó là Mỹ. Mẹ tôi là họa sĩ Nguyễn Thị Hòa. Tôi ảnh hưởng nhiều từ mẹ cảm nhận về vẽ, tôi thích vẽ từ nhỏ.

Khi trở về Việt Nam, ban đầu tôi cũng chưa định hình được mình sẽ làm gì. Tôi dành một năm đi khắp đất nước để khám phá những điều mới mẻ. Chuyến đi này đã khiến tôi cảm thấy Việt Nam vô cùng đẹp với cảnh sắc thiên nhiên, văn hóa, và tôi quyết định ở lại với quê hương. Trong một chuyến đi ở Đà Nẵng, tôi đã thực hiện bức vẽ Về nhà đi con và công việc đó đã theo tôi đến tận bây giờ.

Anbeck - Họa sĩ biếm họa về người nổi tiếng: Vẽ ngô nghê, sống giản đơn như đám trẻ con thơ ngây... - Ảnh 4.

Những người nổi tiếng Anbecks đã từng vẽ?

- Tôi từng vẽ cố Thủ tướng Shinzo Abe. Khi biết thông tin cố Thủ tướng Nhật qua đời, tôi đã tìm hiểu về những đóng góp của ông với Việt Nam. Từ đó, quyết định về bức tranh tri ân vị Thủ tướng đáng kính. Các nghệ sĩ, diễn viên, rapper thì có: Karik, Tiến Luật, Kim Thư, Wowy, BinZ, Đen Vâu, Hứa Minh Đạt, Quách Ngọc Tuyên.... Tôi cũng yêu bóng đá nên mỗi khi Đội tuyển Việt Nam thi đấu, ghi bàn tôi đều vẽ như: HLV Park Hang Seo, Mai Đức Chung, cầu thủ Quang Hải, Tiến Linh, Công Phượng, Hùng Dũng...

Bức tranh gần đây về những người lính cứu hỏa cũng rất được quan tâm, Anbecks đã thực hiện bức tranh đó như thế nào?

- Ngày hôm đó, tôi cùng các bạn của mình đi đá bóng tới 11 giờ khuya. Trở về nhà, tôi mới đọc được thông tin và vô cùng xúc động trước sự hy sinh của 3 chiến sĩ cứu hỏa. Do đó, tôi đã bắt tay vào hoàn thành bức tranh lúc hơn 12 giờ đêm. Dù còn rất trẻ nhưng những chiến sĩ đã dũng cảm tham gia một công việc nguy hiểm để bảo vệ bình yên của cuộc sống.

Dòng tranh biếm họa mà Anbecks đang theo đuổi mang phong cách nào?

- Tranh biếm họa là dòng tranh đặc biệt của hội họa. Trên thế giới, đã có rất nhiều hoạ sĩ nổi tiếng thành công với dòng tranh này. Tại Việt Nam, nhiều họa sĩ cũng vẽ biếm họa. Những bức vẽ của tôi có sự đặc biệt khi kết hợp giữa biếm họa và hoạt hình. Tôi thích tranh biếm họa ở điểm khi nhìn vào bức tranh, người xem có thể nhận ra đặc điểm nổi bật của nội dung người vẽ miêu tả. Tôi cũng rất thích phong cách hoạt hình, bởi nó thu hút được cả người lớn và trẻ nhỏ. Từ đó, tôi cho ra đời phong cách tranh biếm họa hoạt hình. Một phong cách biếm họa tạo cảm giác dễ chịu, cuốn hút mọi đối tượng khán giả.

Anbeck - Họa sĩ biếm họa về người nổi tiếng: Vẽ ngô nghê, sống giản đơn như đám trẻ con thơ ngây... - Ảnh 5.

Anbeck - Họa sĩ biếm họa về người nổi tiếng: Vẽ ngô nghê, sống giản đơn như đám trẻ con thơ ngây... - Ảnh 6.

Tại sao Anbecks lại quyết định trở lại Việt Nam sau nhiều năm sống và làm việc ở Ba Lan và đã có công việc với thu nhập tốt tại đó?

- Khi trở về Việt Nam, tôi được tận hưởng cảm giác sống cùng bố mẹ sau rất nhiều năm sống ở nước ngoài. Trước đó, sau mỗi lần về Việt Nam, tôi đều cảm thấy lưu luyến và cảm nhận được sự già đi của cha mẹ. Từ đó, tôi quyết định từ Ba Lan trở về Việt Nam sống cũng bố mẹ, tận hưởng niềm vui gia đình. Tôi thích ứng rất nhanh và ít bỡ ngỡ về cuộc sống.

Thời điểm nào Anbecks cảm thấy mình khó khăn nhất?

- Thời điểm tốt nghiệp tôi đi làm thua lỗ, không thể nói với bố mẹ, không thể liên lụy đến ai. May lúc ấy có anh bạn Việt Nam "bơm" cho ít tiền, mua được mì tôm Ba Lan sống qua ngày. Tôi là người lạc quan, chưa bao giờ thấy điều gì bi đát với mình.

Tôi nghĩ mình giữ được sự thăng bằng trong tư duy thì dù có xuống thế nào rồi sẽ lại lên. Không ai xuống mãi, không ai lên được mãi. Khi lên thì đừng tự đắc, khi xuống thì đừng buồn vì xuống rồi sẽ lại lên. Và qua thời gian khó khăn đó mọi việc của tôi lại rất tốt đẹp. Công việc của tôi rất tốt. Lúc đó tôi chuyển sang tư vấn cho người Việt về các vấn đề hành chính giấy tờ nhưng đó là công việc nhàm chán.

Rồi khi quyết định về Việt Nam vẽ, tôi không muốn bỏ lỡ một ngày nào. Hôm nào có việc gì phải đi thì tôi luôn nghĩ tối phải làm bù. Vì đây là công việc tôi bắt đầu muộn. Dù tôi thích, nhưng ngày trước tôi vẽ kiểu bản năng, không có sự nghiên cứu học tập. Bắt đầu từ năm 2018 tôi học rất nhiều, tôi mua các khóa trên mạng và mỗi ngày dành 8/10 tiếng để vẽ. Mọi người có thể thấy tranh của tôi từ 4 năm trước đến giờ khác nhau một trời một vực. 

Anbeck - Họa sĩ biếm họa về người nổi tiếng: Vẽ ngô nghê, sống giản đơn như đám trẻ con thơ ngây... - Ảnh 7.

Khi trở về Việt Nam Anbecks có lo lắng gì?

- Tôi là người không ngại thay đổi. Mặc dù nhiều người từng nói tôi dại và tại sao lại từ bỏ cuộc sống với kinh tế rất ổn ở nước ngoài để về Việt Nam, bắt đầu một cuộc sống mới.

Hiện nay, cuộc sống của tôi đang khá ổn định. Tuy nhiên, về lâu dài, tôi mong muốn phát triển công việc bằng việc mở thêm một studio làm về hoạt hình. Bởi, tôi nhận thấy hiện nay hoạt hình của Việt Nam còn nhiều tiềm năng nhưng việc khai thác chưa thực sự hiệu quả. Những sản phẩm hoạt hình của Việt Nam chưa thực sự thu hút và tạo được tiếng vang so với thế giới.

Việc đầu tư cho phim hoạt hình sẽ tốn rất nhiều chi phí. Có thể kể tới những bộ phim hoạt hình nổi tiếng của Nhật Bản với chi phí sản xuất lên đến 300 triệu đô và đã thu về những thành công cùng nhiều giải thưởng danh giá. Các yếu tố biên kịch, đạo diễn hình ảnh... cũng cần được đầu tư và có sự tính toán.

Hiện nay, Việt Nam cũng có rất nhiều studio mạnh với sự đầu tư bài bản để cho ra đời những tác phẩm chất lượng. Tôi muốn tập trung nhiều hơn vào thể loại hoạt hình lịch sử, giáo dục.

Tại sao Anbecks lại muốn làm hoạt hình giáo dục mà không phải là giải trí? Không phải thể loại hoạt hình giải trí sẽ khiến bạn dễ tiếp cận và được biết đến nhanh hơn?

- Hiện nay, đa số người trẻ Việt Nam không yêu thích phim hoạt hình lịch sử. Có lẽ, do cách làm của chúng ta chưa thực sự thu hút như cách làm của thế giới. Tôi cho rằng hoạt hình là một cách làm tự nhiên giúp người trẻ hiểu về lịch sử. Tôi cũng muốn kết hợp với hoạt động giải trí nếu đủ sức.

Tôi cũng thường có xu hướng làm việc độc lập để các tác phẩm đúng với nội dung và ý tưởng của mình. Tuy nhiên, tôi cũng cần học hỏi, trau dồi để có thêm những kiến thức cần thiết trước khi thực hiện dự định của mình.

Anbeck - Họa sĩ biếm họa về người nổi tiếng: Vẽ ngô nghê, sống giản đơn như đám trẻ con thơ ngây... - Ảnh 8.

Anbeck - Họa sĩ biếm họa về người nổi tiếng: Vẽ ngô nghê, sống giản đơn như đám trẻ con thơ ngây... - Ảnh 9.

Anbeck - Họa sĩ biếm họa về người nổi tiếng: Vẽ ngô nghê, sống giản đơn như đám trẻ con thơ ngây... - Ảnh 10.

Anbecks có định dạy vẽ cho những người yêu thích thể loại biếm họa muốn tìm hiểu không?

- Nhiều người hỏi lắm nhưng chưa vì tôi vẫn muốn học chứ chưa muốn dạy. Nhưng tôi sẽ ra kênh Youtube, có thể chia sẻ, tạo cảm hứng cho các bạn. Các bạn đừng ngại khi làm điều gì đó mới. Nhiều người hỏi tôi "25, 30 tuổi bắt đầu có muộn không?". Tôi 35 tuổi mới bắt đầu có gì đâu mà muộn. Miễn là thực sự nghiêm túc thì không bao giờ là muộn.

Mọi người nghĩ là mẹ Anbecks là họa sĩ thì bạn làm nghề này là đương nhiên, rất dễ dàng chứ không phải học nhiều thế?

- Không, khác hoàn toàn vì mẹ tôi làm sơn mài, sơn dầu truyền thống; khác nhiều với dòng tranh của tôi. Tất nhiên tôi thừa hưởng ở mẹ về mặt thẩm mỹ. Bố cục, tạo hình phải đẹp, màu sắc hài hòa là nguyên tắc chung còn chi tiết thì rất khác. Tôi thiên về cảm xúc. Tôi muốn vẽ để bộc lộ thông điệp cảm xúc của mình nhiều hơn, mạnh hơn để người ta nhìn hiểu được ý tưởng thông điệp của mình. Tôi muốn dừng khoảnh khắc ấy lại, khoảnh khắc ấy nói lên tất cả mọi điều, làm thế nào để sắp xếp hình thái, thần thái, để nó lột tả đầy đủ và trọn vẹn nhất cho người xem hiểu được.

Anbeck - Họa sĩ biếm họa về người nổi tiếng: Vẽ ngô nghê, sống giản đơn như đám trẻ con thơ ngây... - Ảnh 11.

Dòng tranh vẽ chân dung của mẹ tôi rất đẹp nhưng tôi thích hài hước, ngộ nghĩnh một chút. Nhiều bạn chia sẻ mỗi ngày xem tranh tôi up thì có động lực hơn trong cuộc sống, tôi thấy đúng mục đích của mình.

Tôi muốn lan tỏa năng lượng tích cực, lạc quan cho mọi người.

Về Việt Nam tôi cảm nhận mọi người có sự bon chen hơi nhiều. Tất nhiên tôi hiểu cuộc sống của nhiều người còn khó khăn, người đông, tiền kiếm được không đủ cho chi tiêu, cuộc sống eo hẹp làm cho đầu óc nhiều người không thoải mái... Đó là những yếu tố khách quan. Nhưng nếu có thể tôi muốn mang lại giá trị gì đó giúp mọi người cảm thấy cuộc sống thoải mái hơn chút. Cuộc sống này có gì đó vẫn nhẹ nhàng màu sắc vui vẻ bên cạnh những bon chen.

Tôi cũng thấy rằng hồi xưa bạn bè chúng tôi đi chơi với nhau vô tư, giờ ở tuổi này gặp nhau đi nhậu toàn vì công việc kết nối xem có gì làm được không mới ngồi với nhau. Uống với nhau bá vai quý mến nhưng xã giao lắm! Nhiều khi mọi người bị công việc, tính toán chi phối nhiều. Tôi nghĩ sống trẻ con ngây thơ thì tốt hơn nên tôi vẽ những bức tranh ngây thơ, dễ thương. Mọi thứ không cần phải quá sâu cay, sắc sảo với nhau làm gì. Đôi khi mình sống với nhau đơn giản thôi. Nếu đóng góp được điều đó tôi nghĩ mình nên làm. 

Anbeck - Họa sĩ biếm họa về người nổi tiếng: Vẽ ngô nghê, sống giản đơn như đám trẻ con thơ ngây... - Ảnh 12.

Anbeck - Họa sĩ biếm họa về người nổi tiếng: Vẽ ngô nghê, sống giản đơn như đám trẻ con thơ ngây... - Ảnh 13.

Thời đi học Anbecks có phải là người chăm chỉ không?

- Tôi lười, chỉ chăm những gì tôi thích chứ học lười lắm. Làm việc gì tôi không thích tôi hay kiếm cớ không làm, mai làm. Nhưng những gì làm cho bản thân mình mà vô thưởng vô phạt thì thích tôi mới có hứng thú. Khi nhận công việc gì tôi rất trách nhiệm nên hay được tín nhiệm làm các công việc cộng đồng, MC, tổ chức.

Từ khi vẽ tôi thấy rất ý nghĩa, từng ngày không bị lãng phí, cảm thấy mình học được nhiều điều cho bản thân và tốt cho xã hội. Đôi khi tôi thấy tiếc là giá như mình bắt đầu từ 18 tuổi thì mình có thêm 17 năm kinh nghiệm. Nhưng nghĩ lại thì không phải. Nếu mà 17 năm trước tôi bắt đầu vẽ tôi sẽ không như bây giờ, không có nhiều trải nghiệm, suy nghĩ về cuộc sống. Ở tuổi 35 khi bắt đầu mọi việc cũng có lợi thế hơn nhiều, tôi có thể rút ngắn và toàn tâm toàn ý.

Hiện tại bạn rất mãn nguyện với cuộc sống của mình?

- Bố mẹ khỏe mạnh, được ở cùng bố mẹ, vợ chồng ủng hộ, làm công việc mình thích, tôi không còn đòi hỏi gì.

  Tôi không có nhu cầu nhiều như ngày xưa. Tôi từng thích đồ hiệu, xe cộ, thích vật chất, theo kiểu dùng đồ hiệu cảm giác rất thích, ô tô phải đẹp. Nhưng xe đẹp giờ cũng chẳng đi đâu, tôi ở nhà vẽ là chính. Bây giờ cuộc sống của tôi là sản phẩm của mình mang lại có gì hay. 

Anbeck - Họa sĩ biếm họa về người nổi tiếng: Vẽ ngô nghê, sống giản đơn như đám trẻ con thơ ngây... - Ảnh 14.

Anbeck - Họa sĩ biếm họa về người nổi tiếng: Vẽ ngô nghê, sống giản đơn như đám trẻ con thơ ngây... - Ảnh 15.

Anbecks có lời khuyên gì cho các bạn trẻ với việc lựa chọn và theo đuổi công việc?

- Tôi nghĩ là các bạn trẻ bây giờ có rất nhiều ngành nghề để lựa chọn. Các bạn thích gì đam mê gì nên theo đuổi, dành thời gian cho nó. Bất cứ ngành gì miễn là có ích cho xã hội, cần nghiêm túc theo đuổi sẽ mang lại cho mình giá trị rất hay cả về tinh thần lẫn công việc. Không ai biết trước được những gì bố mẹ định hướng cho bạn đã là đúng. Các bạn phải lắng nghe, tìm hiểu bản thân mình. Như tôi đến 35 tuổi mới hiểu mình muốn gì và làm gì. Tôi từng làm kinh doanh, giáo viên tiếng Việt cho các bé nhất 4-7 tuổi khi ở Ba Lan. Tôi dạy các em viết, vẽ và được các em gọi "chú thầy An". Tôi cũng làm báo, rồi quảng cáo, tư vấn, kế toán...

Tôi muốn khuyên các bạn hãy làm cái gì mình thích thực sự, đương nhiên không phải sở thích hời hợt, mà đam mê nghiêm túc. Đừng sợ!

Cảm ơn họa sĩ Anbecks đã chia sẻ!

Anbeck - Họa sĩ biếm họa về người nổi tiếng: Vẽ ngô nghê, sống giản đơn như đám trẻ con thơ ngây... - Ảnh 16.

Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem