Bỏ “đất vàng” làm ao trữ nước tưới sầu riêng chống hạn mặn, lại thả nuôi 10.000 con cá (Bài 3)

Trần Đáng Thứ sáu, ngày 04/03/2022 13:16 PM (GMT+7)
Sau đợt hạn mặn năm 2019-2020 bị thiệt hại nặng nề, năm nay, ông Trần Văn Sang (xã Tân Phong, huyện Cai Lậy, Tiền Giang) quyết định bỏ “đất vàng” đào ao trữ nước chống hạn mặn cho cây sầu riêng.
Bình luận 0

Hôm chúng tôi đến nhà, ông Sang đã làm xong ao 2.400m3 để trữ nước tưới vườn sầu riêng.

Bài 3. Bỏ “đất vàng” làm ao trữ nước tưới sầu riêng và nuôi cá - Ảnh 1.

Ông Trần Văn Sang (xã Tân Phong, huyện Cai Lậy, Tiền Giang) quyết định đào ao 2.400m3 tưới sầu riêng phòng, chống hạn mặn 2021-2022. Ảnh: Trần Đáng

Bỏ "đất vàng" làm ao tưới sầu riêng, nuôi cá chống hạn mặn

Đây là mảnh đất rộng 600m2 nằm cặp lộ chính, trị giá tiền tỷ. Tuy nhiên, do vườn sầu riêng bị ảnh hưởng nặng nề từ đợt hạn mặn năm 2020, nên ông Sang quyết định bỏ "đất vàng" đào ao trữ nước.

Ông Sang cho biết, ông trồng sầu riêng với 8 công đất. Đợt hạn mặn 2020, 100 gốc sầu riêng của ông đã chết rụi.

Ông Sang tính, với 100 gốc sầu riêng, mỗi năm ông thu hoạch được 6 tấn trái. Với giá trung bình trong năm, thu nhập của 100 gốc sầu riêng được khoảng 500 triệu đồng.

Đã vậy, 100 gốc sầu riêng còn lại sau khi nỗ lực giải cứu cũng bị sụt giảm năng suất 30%.

"Từ ngày xảy ra đợt hạn, mặn năm 2020, thu nhập của nông dân trồng sầu riêng giảm một nửa mỗi năm", ông Sang thổ lộ.

Phòng xa cho 100 gốc sầu riêng còn lại, ông Sang bỏ đất và 120 triệu đồng tiền túi kêu kobe (xe xúc đất) vào đào ao.

Clip: Ông Sang chia sẻ việc đào ao trữ nước tưới sầu riêng chống hạn, mặn tốn tiền tỷ. Clip: Trần Đáng

Ông Sang tính, với cái ao 2.400m3 nước này, ông dư sức tưới cho 100 gốc sầu riêng cho dù hạn, mặn năm nay khốc liệt và kéo dài.

"Với 10 lần tưới mỗi tháng, một gốc mất 100l nước, tôi dư nước tưới cho sầu riêng trong đợt hạn mặn này", ông Sang phấn khởi.

Không những vậy, tận dụng ao nước, ông Sang đang thử thả nuôi cá thịt nhằm tăng thu nhập. Hiện, ông đang thả cá tai tượng. Theo đó, với diện tích ao nước, ông Sang có thể thả 10.000 cá giống tai tượng và thu về khoảng 6 tấn cá thịt.

Hiện, giá cá tai tượng sống, giao tận nơi khoảng 140.000 đồng/kg (cỡ 1-1,5kg/con). Nếu cá được giá này, chẳng bao lâu ông Sang sẽ lấy lại vốn việc đào ao trữ nước.

Khuyến khích dân đào ao tưới sầu riêng

Bài 3. Bỏ “đất vàng” làm ao trữ nước tưới sầu riêng và nuôi cá - Ảnh 4.

Ông Sang gia cố ao nước tưới sầu riêng trước khi hạn, mặn xâm nhập. Ảnh: Trần Đáng

Hiện, ông Sang là người đầu tiên và duy nhất đào ao trữ nước chống hạn, mặn ở xã cù lao Tân Phong. Theo ông Sang, một số nông dân trồng sầu riêng thấy ông đào ao trữ nước chống hạn mặn hiệu quả nên cũng có ý định làm theo.

Tuy nhiên, tại xã cù lao Tân Phong, đường giao thông chủ yếu là bê tông, nhỏ hẹp nên việc đưa kobe vào đào ao bằng đường bộ rất khó khăn.

Trao đổi về vấn đề đào ao trữ nước trên địa bàn, ông Nguyễn Văn Mười, Chủ tịch UBND xã Tân Phong cho biết, nếu nông dân trồng sầu riêng có nhu cầu đào ao trữ nước chống hạn mặn, chính quyền sẽ tạo mọi điều kiện để bà con triển khai.

"Chính quyền khuyến khích bà con đào ao trữ nước chống hạn, mặn", ông Mười khẳng định.

Bài 3. Bỏ “đất vàng” làm ao trữ nước tưới sầu riêng và nuôi cá - Ảnh 5.

Ông Trần Văn Sang đi thăm vườn sầu riêng. Ảnh: Trần Đáng

Cũng theo ông Mười, xã đã gợi ý bà con trồng sầu riêng, nếu thiếu đất thì nên hùn đất đào ao trữ nước để tưới cây.

Để phòng chống đợt hạn, mặn năm nay, ông Mười cũng cho biết, xã Tân Phong đang cho gia cố bờ bao, cống đập và khai thông kênh mương nhằm trữ nước ngọt.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem