Ghé thăm ngôi trường nằm giữa "sống lưng khủng long" vùng biên Hà Giang, nơi học sinh dùng máy tính bảng để học

Thứ sáu, ngày 22/03/2024 07:21 AM (GMT+7)
Nằm giữa "sống lưng khủng long" vùng biên Hà Giang, điểm trường PTDT bán trú THCS Chiến Phố, huyện Hoàng Su Phì được biết đến là một trong những nơi đầy rẫy những khó khăn. Với sự hỗ trợ nhà nước và các tổ chức trong nước và quốc tế, các em học sinh được trang bị đầy đủ thiết bị công nghệ kết nối internet để học.
Ghé thăm ngôi trường nằm giữa

Hoàng Su Phì là một trong những huyện nghèo và khó khăn nhất của tỉnh Hà Giang, nằm ở vùng cao nguyên đá núi, địa hình hiểm trở và khắc nghiệt. Trong đó, một trong những nơi nổi tiếng nhất của huyện là điểm trường phổ thông dân tộc (PTDT) bán trú THCS Chiến Phố nằm giữa "sống lưng khủng long".

Ghé thăm ngôi trường nằm giữa

Từ trung tâm huyện Hoàng Su Phì, để đi đến được xã Chiến Phố, chúng tôi phải trải qua hơn 20km đường rừng núi hiểm trở, một bên là vực sâu thăm thẳm, một bên là vách núi đá dựng đứng.

Ghé thăm ngôi trường nằm giữa

Trên đường đi, chúng tôi bắt gặp các em nhỏ người dân tộc Mông, Dao, Nùng... đang đi bộ từ nhà đến điểm trường để học lấy cái chữ.

Ghé thăm ngôi trường nằm giữa

Theo quan sát, mặc dù là xã nghèo đặc biệt khó khăn ở vùng biên cương nhưng Chiến Phố lại được nhà nước đầu tư cơ sở vật chất trường học rất khang trang, sạch đẹp.

Ghé thăm ngôi trường nằm giữa

Bên cạnh đó, nhiều tổ chức phi chính phủ, từ thiện trong nước và quốc tế cũng hỗ trợ ngành giáo dục nơi đây rất nhiều trang thiết bị công nghệ để bắt kịp xu thế chuyển đổi số, công nghệ số như máy tính để bàn, máy tính bảng, laptop... giúp các em có thể dễ dàng tiếp cận thông tin hữu ích trên môi trường không gian mạng.

Ghé thăm ngôi trường nằm giữa

Thầy Nguyễn Hồng Lương, hiệu trưởng trường PTDT bán trú THCS Chiến Phố, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang cho biết năm học 2023-2024, nhà trường có tổng số 312 học sinh, trong đó bán trú 173 em, các em học sinh bán trú hưởng theo Nghị định 116 của Chính phủ, 40% lương tối thiểu tương đương 720 nghìn đồng/tháng và hỗ trợ thêm 15kg gạo.

Ghé thăm ngôi trường nằm giữa

"Từ năm 2019 đến nay, nhà trường nhận được hỗ trợ cả về tinh thần lẫn vật chất của nhiều tổ chức, quỹ từ thiện trong nước và quốc tế. Trong đó, chương trình bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng giai đoạn 2021-2025 được phê duyệt tại Quyết định 830/QĐ-TTg ngày 1/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ và chương trình phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới nhằm bảo vệ trẻ em và thanh thiếu niên an toàn trên môi trường mạng của tổ chức Plan International được triển khai mạnh mẽ, giúp các em tiếp cận những thông tin có ích, và tăng cường các kỹ năng phòng chống bạo lực, thông tin độc hại trên không gian mạng", thầy Nguyễn Hồng Lương chia sẻ.

Ghé thăm ngôi trường nằm giữa

Bên cạnh việc giáo dục trên lớp, trường PTDT bán trú THCS Chiến Phố, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang cũng thường xuyên tổ chức các hoạt động, cuộc thi truyền thông bảo vệ trẻ em và thanh thiếu niên an toàn trên môi trường mạng.

Ghé thăm ngôi trường nằm giữa

Các hoạt động truyền thông đã khơi dậy lòng nhiệt tình, say mê, sáng tạo của các em học sinh người đồng bào dân tộc thiểu số trong vấn đề an toàn trên không gian mạng.

Ghé thăm ngôi trường nằm giữa

Để hạn chế thông tin xấu, độc hại trên môi trường không gian mạng, tất cả các hoạt động truyền thông đều có sự đồng hành, giám sát và hướng dẫn của giáo viên nhà trường.

Ghé thăm ngôi trường nằm giữa

Di chuyển đến xã Tả Nhìu, mặc dù chỉ cách trung tâm huyện Xín Mần khoảng 10km, nhưng phải mất khoảng hơn 1 giờ di chuyển chúng tôi mới có thể tới được điểm trường phổ thông dân tộc bán trú THCS Tả Nhìu, bởi địa hình phức tạp, chia cắt mạnh, hiểm trở, chủ yếu là núi cao, độ dốc lớn.

Ghé thăm ngôi trường nằm giữa

Theo quan sát của chúng tôi, mặc dù là một xã vùng biên cương khó khăn nhưng tại điểm trường phổ thông dân tộc bán trú THCS Tả Nhìu, xã Tả Nhìu, huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang, các em học sinh cũng được trang bị đầy đủ thiết bị máy tính để bàn kết nối internet để học tập các chuyên đề nội dung về giáo dục giới tính, phòng chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết.

Ghé thăm ngôi trường nằm giữa

Em C.V. Minh (học sinh lớp 9) trường phổ thông dân tộc bán trú THCS Tả Nhìu chia sẻ: "Trước đây, ở bản em rất nhiều bạn bỏ học, lấy chồng, lấy vợ sớm ngay từ khi 14, 15 tuổi. Từ khi đi học, được tham gia các hoạt động truyền thông về phòng chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết, em và gia đình đã nâng cao nhận thức, kỹ năng và bản thân em cũng tham gia tích cực trong việc tuyên truyền đến người dân trong bản".

Ghé thăm ngôi trường nằm giữa

Theo báo cáo của tổ chức Plan International (tổ chức quốc tế phi lợi nhuận trong lĩnh vực quyền trẻ em với mục đích xóa bỏ đói nghèo và vì sự phát triển toàn diện), Việt Nam có 77,93 triệu người dùng internet. Ngày càng có nhiều người, bao gồm cả thanh thiếu niên sử dụng internet để học tập, mua sắm, giải trí, giao tiếp và tiếp cận các dịch vụ. Điều này góp phần gia tăng rủi ro trực tuyến cho người sử dụng, đặc biệt là trẻ em và thanh thiếu niên ở những vùng đặc biệt khó khăn phải đối mặt với bạo lực giới và xâm hại trên môi trường mạng. Chính vì vậy, việc tiếp cận chuyển đổi số, công nghệ số tại những xã thuộc huyện vùng cao như Xín Mần, Hoàng Su Phì ở Hà Giang luôn được tổ chức quan tâm và ngày càng phổ cập, đi kèm với nâng cao nhận thực, kỹ năng bảo vệ và hỗ trợ trẻ em trên môi trường không gian mạng.

Phạm Hưng
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem