Họa sĩ Hồng Ngọc: Vẽ tranh là cách chữa lành những thương tổn

M.T Thứ sáu, ngày 07/07/2023 15:01 PM (GMT+7)
Những đôi mắt mở to với nét ngây thơ, ngỡ ngàng, buồn bã hay ngạc nhiên, những dáng người nhiều tâm trạng, một mô típ vẽ các cô gái trẻ nhưng không hề lặp lại về cảm xúc… Phòng tranh "Những nỗi buồn đẹp" của Hồng Ngọc tại TP.HCM là chất xúc tác để người xem lạc vào thế giới liên tưởng của phái đẹp.
Bình luận 0
Họa sĩ Hồng Ngọc: Vẽ tranh là cách chữa lành những thương tổn - Ảnh 1.

"Thanh thuần" - tranh của Hồng Ngọc. Ảnh: NVCC

Họa sĩ Hồng Ngọc: Vẽ tranh là cách chữa lành những thương tổn - Ảnh 2.

"Thanh thuần 2"

Từ ngày 7/7 đến 16/7, tại J Art Space, 30 đường số 10, Thảo Điền, quận 2 diễn ra triển lãm cá nhân đầu tiên của Hồng Ngọc với chủ đề "Những nỗi buồn đẹp".

Hồng Ngọc sinh năm 1993 tại TP.HCM. Ham mê vẽ từ những năm 2000, khi mới bước vào tiểu học. Đi học về là vẽ, những hình ảnh trẻ thơ được vẽ qua nhiều đề tài khác nhau. Cứ thế, với những miếng giấy vụn mà vẽ được vô số hình ảnh. 

Đến năm 2008, cha là họa sĩ Nguyễn Hưng Trinh mới dạy vẽ bằng bay và ngón tay, nhưng Hồng Ngọc thích vẽ bằng ngón tay nhiều hơn. Với cách vẽ bằng ngón tay, người mới vẽ rất khó thực hiện, nhưng với Hồng Ngọc - nhờ tiếp cận với lối vẽ của cha từ nhỏ - nên tiếp nhận rất nhanh. Hồng Ngọc đã học vẽ chân dung và tĩnh vật, ngày nào rảnh rỗi là luyện tập.

Họa sĩ Hồng Ngọc: Vẽ tranh là cách chữa lành những thương tổn - Ảnh 3.

"Eva trong vườn địa đàng"

Họa sĩ Hồng Ngọc: Vẽ tranh là cách chữa lành những thương tổn - Ảnh 4.

"Những kỷ niệm không thể thay thế"

Họa sĩ Hồng Ngọc: Vẽ tranh là cách chữa lành những thương tổn - Ảnh 5.

"Thiếu nữ và hoa sen"

Có lẽ vẽ bằng ngón tay còn khó hơn vẽ bằng cọ, thiên về cảm hứng nhiều hơn. Họa sĩ nặn màu trực tiếp lên toan rồi dùng ngón tay vẽ. Vì vậy, họa sĩ cần nhạy cảm về màu sắc, vì hư sẽ rất khó sửa.

Xuất thân trong gia đình có cha là họa sĩ, bác ruột là nhà phê bình văn học Nguyễn Hưng Quốc, chú ruột là nhà phê bình mỹ thuật Nguyên Hưng… Lại vốn sẵn tố chất thông minh, có năng khiếu từ nhỏ, nếu Hồng Ngọc chọn con đường đại học để theo đuổi hội họa hoặc văn học - nghệ thuật nói chung thì không có gì là khó khăn, cản trở. Nhưng, Hồng Ngọc chọn làm họa sĩ tự học, đúng hơn, là họa sĩ tự đào tạo.

Họa sĩ Hồng Ngọc: Vẽ tranh là cách chữa lành những thương tổn - Ảnh 6.

"Lẻ loi"

Họa sĩ Hồng Ngọc: Vẽ tranh là cách chữa lành những thương tổn - Ảnh 7.

"Lẻ loi 2"

Trước khi chọn cách vẽ bằng ngón tay như đang thấy ở triển lãm này, Hồng Ngọc cũng từng thử đi học vẽ vài nơi, trong đó có lớp vẽ của Hội Mỹ thuật TP.HCM, đã rút tỉa được nhiều bài học, nhưng sau cùng vẫn chọn cách mà bản thân thấy thoải mái nhất. 

Hồng Ngọc cho rằng ngón tay là cách tốt nhất để bản thân có thể truyền tải những cảm xúc của bản thân vào tác phẩm một cách chân thực nhất, chạm vào sơn và cảm nhận từng sớ vải như thể hòa vào làm một. Hình ảnh thiếu nữ thuần khiết với thân hình mảnh mai, đôi mắt như bầu trời đêm với trăng và sao, là nét đặc trưng trong tranh của Hồng Ngọc.

Họa sĩ Hồng Ngọc: Vẽ tranh là cách chữa lành những thương tổn - Ảnh 8.

"Thiên thần hộ mệnh"

Họa sĩ Hồng Ngọc: Vẽ tranh là cách chữa lành những thương tổn - Ảnh 9.

Họa sĩ Nguyễn Hưng Trinh nhận xét: "Với mẫu dáng thiếu nữ, nhưng từ hình tượng đến bố cục màu và bố cục không gian Hồng Ngọc không vẽ trùng lặp, mà mỗi bức tranh có sắc thái riêng, dễ đưa người xem đến cảm giác nhẹ nhàng, thích thú.

Hồng Ngọc tính ít bộc lộ, nhưng sống với nội tâm và sâu sắc trong ý nghĩ, cô tìm chính mình qua từng tác phẩm, vì vậy tranh của cô biểu cảm sự chân thật, dễ đi vào lòng người. Những ánh mắt nhân vật trong mỗi bức tranh, là tâm cảm của Hồng Ngọc".

Họa sĩ Hồng Ngọc: Vẽ tranh là cách chữa lành những thương tổn - Ảnh 10.

Họa sĩ Hồng Ngọc: Vẽ tranh là cách chữa lành những thương tổn - Ảnh 11.

Họa sị Hồng Ngọc. Ảnh: NVCC

Một đặc trưng nữa, đó là tính biểu tượng và ước lệ đã giúp tôn tạo nhân vật nữ ở mức tối đa, mang lại tinh thần tự họa một cách rõ nét. Khi vẽ, Hồng Ngọc gần như tách mình ra khỏi thời điểm hiện tại để tìm được sự bình an cho tâm hồn ở thế giới của hội họa - nơi mà Hồng Ngọc tin rằng là dịu dàng nhất, để có thể tự do bày tỏ hết nỗi niềm của bản thân và chữa lành những thương tổn.

Hồng Ngọc ít tái hiện lại các hành động kịch tính, mà đi tìm sự trầm tư, sự quán chiếu vào bên trong chính mình. Ở đó có sự thăng hoa và thánh thiện. Ở đó có sự mơ mộng và tự do. Và trên hết, ở đó có những nỗi buồn đẹp. Để từ đây, Hồng Ngọc tìm thấy được lối nhỏ để vào hội họa, cũng là lối nhỏ để vào đời. Hơn 5 năm qua, Hồng Ngọc gần như dành toàn bộ thời gian để ngẫm ngợi và vẽ.

Họa sĩ Hồng Ngọc: Vẽ tranh là cách chữa lành những thương tổn - Ảnh 13.


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem