Nuôi dê khi ăn xếp hàng tăm tắp, con nào cũng khỏe, chị nông dân Khánh Hòa được cả làng khen điều này

Công Tâm Thứ ba, ngày 17/10/2023 10:15 AM (GMT+7)
Đàn dê hàng chục con của gia đình chị Khứa Thị Thoa ở huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) sau thời gian chăm sóc đã phát triển nhanh, sống khỏe và nhiều con đã mang bầu nên gia đình chị hết sức vui mừng.
Bình luận 0

Vào những ngày giữa tháng 10, thông qua sự giới thiệu của địa phương chúng tôi mới có dịp đến thăm mô hình chăn nuôi dê sinh sản bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Đàn dê sống khỏe, nhanh lớn, nông dân huyện miền núi Khánh Hòa phấn khởi - Ảnh 1.

Chị Thoa đang tranh thủ thời gian cho đàn dê ăn. Ảnh: Công Tâm

Đàn dê sống khỏe, nhanh lớn, nông dân huyện miền núi Khánh Hòa phấn khởi - Ảnh 2.

Mô hình nuôi dê sinh sản của chị Thoa, nông dân thôn Suối Lách, xã Khánh Trung, huyện Khánh Vĩnh, Khánh Hòa) đang phát triển tốt. Ảnh: Công TTâm

Đó là mô hình nuôi dê của gia đình vợ chồng anh Triệu Đức Phấn và Khứa Thị Thoa (dân tộc Tày, thôn Suối Lách, xã Khánh Trung, huyện Khánh Vĩnh, Khánh Hòa).

Tiếp chúng tôi, chị Khứa Thị Thoa vui mừng cho biết: "Mấy ngày nay thời tiết mưa liên tục nên thức ăn cho đàn dê dồi dào, cỏ mọc rất tốt, nhờ đó đàn dê mập mạp, sống khỏe và nhanh lớn lắm".

Chị Thoa cho biết: "Vào giữa tháng 7/2023, tôi được Trung tâm Khuyến nông tỉnh Khánh Hòa phối hợp với chính quyền hỗ trợ xây dựng mô hình nuôi dê sinh sản tạo vùng nguyên liệu gắn với du lịch sinh thái. 

Cụ thể, tôi được hỗ trợ 63 con dê, trong đó Nhà nước hỗ trợ 70% tiền giống, 30% còn lại của người dân đóng góp". 

CLIP: Đàn dê của chị Thoa, nông dân thôn Suối Lách, xã Khánh Trung, huyện Khánh Vĩnh, Khánh Hòa) sinh trưởng tốt.

Đàn dê sống khỏe, nhanh lớn, nông dân huyện miền núi ở Khánh Hòa phấn khởi - Ảnh 3.

Nhiều con dê trong trang trại của chị Thoa đang mang bầu. Ảnh: Công Tâm

Chị Thoa cho biết thêm:"Trong một lần tình cờ tôi về thăm người thân thấy mọi người nuôi dê cho thu nhập khá, tôi cũng muốn áp dụng làm thử, tuy nhiên lúc đó nguồn vốn còn hạn chế và chưa nắm vững kỹ thuật. Được sự động viên, hỗ trợ của địa phương, tôi đã nhận dê giống về nuôi".

Ban đầu, gia đình chị Thoa lo lắng lắm, sợ không biết kỹ thuật, cách làm trang trại, cách cho dê ăn. 

Nhưng may mắn, cứ bí kỹ thuật nuôi dê nào thì hỏi người thân, cán bộ khuyến nông đến, chị Hoa vững tin dần.

"Tôi còn cải tạo đất trồng 3 sào cỏ làm thức ăn cho đàn dê. Đến nay, đàn dê phát triển ổn định. Hiện trong chuồng nhà tôi đã có khoảng hơn 40 con dê mang bầu và dự kiến khoảng tháng 11 sẽ đẻ", chị Thoa nói.

Theo chị Thoa, sau khi lập gia đình ở Bắc Kạn, gia đình chị di cư vào huyện miền núi Khánh Vĩnh sinh sống, thời điểm ấy gia đình hoàn toàn không có vốn làm ăn, không có đất đai và nghề nghiệp. 

Hàng ngày, chị phải đi làm thuê kiếm sống, sau một thời gian tích cóp đã mua được đất trồng bưởi da xanh, nuôi bò, nuôi heo, gà.

Đàn dê sống khỏe, nhanh lớn, nông dân huyện miền núi ở Khánh Hòa phấn khởi - Ảnh 4.

Chị Thoa lấy thức ăn cho đàn dê của mình. Ảnh: Công Tâm

Với mô hình nuôi dê sinh sản, gia đình chị Thoa rất kỳ vọng sẽ tăng thêm nguồn thu nhập đáng kể cho gia đình trong thời gian tới. 

Nuôi dê gia đình chị còn tận dụng phân để bón cho vườn cây bưởi da xanh của gia đình nên giảm chi phí đầu tư. 

Ông Trần Trung Quân - công chức địa chính xây dựng nông nghiệp và môi trường xã Khánh Trung cho biết, trên địa bàn xã có 9 dân tộc cùng sinh sống như: Raglai, Ê Đê, Mường, Thái, Tày,.. tỷ lệ người đồng bào dân tộc chiếm 80%. 

Mô hình nuôi dê sinh sản của chị Thoa bước đầu mang lại hiệu quả, đây cũng là mô hình nuôi dê đầu tiên trên địa bàn xã Khánh Trung, huyện Khánh Vĩnh (tỉnh Khánh Hòa). 

Mô hình nuôi dê này được kỳ vọng sẽ giúp cho nhiều hộ dân, nhất là đồng bào dân tộc học tập kinh nghiệm để phát triển kinh tế. 


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem