Sacombank khẳng định không cho vay “sân sau”

Quốc Hải Thứ sáu, ngày 22/04/2022 14:21 PM (GMT+7)
Đây là chia sẻ của bà Nguyễn Đức Thạch Diễm, Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank; HoSE: STB), tại đại hội đồng cổ đông thường niên diễn ra hôm nay, 22/4 tại TP.HCM.
Bình luận 0
Sacombank đã xử lý gần hết gần hết các khoản nợ liên quan đến FLC, khẳng định không cho vay “sân sau” - Ảnh 1.

Bà Nguyễn Đức Thạch Diễm, Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín. Ảnh: Quốc Hải

Theo bà Thạch Diễm, dư nợ cho vay nhóm FLC, bao gồm cả Bamboo Airways tại Sacombank là trên 5.000 tỷ đồng, trong đó riêng FLC là 3.200 tỷ đồng. Hiện ngân hàng đã xử lý và thu nợ 2.600 tỷ đồng. Trong một tháng tới FLC sẽ thu xếp trả phần còn lại…

"Trong vòng 1 tháng nữa, Sacombank sẽ hoàn tất các khoản nợ của FLC và phía đối tác rất hợp tác với ngân hàng trong việc trả nợ", bà Diễm chia sẻ thêm.

"Trong năm 2022, chúng tôi sẽ đẩy nhanh xử lý các khoản nợ, sẽ cố gắng dứt điểm trong năm 2023. Từ nay đến cuối năm còn 1.400 tỷ là nợ xấu phát sinh sau sáp nhập.

Sau khi giải quyết hết, Sacombank sẽ trình Ngân hàng Nhà nước xem xét thông qua vấn đề chia cổ tức cho cổ đông..." - ông Dương Công Minh, Chủ tịch HĐQT Sacombank nói.

Trong khi đó, liên quan đến việc cho vay lĩnh vực bất động sản, bà Thạch Diễm cũng cho hay, dư nợ cho vay bất động sản của Sacombank chiếm khoảng 22% trong tổng dư nợ của ngân hàng. Trong đó, tỷ lệ cho vay tiêu dùng chiếm 80%, còn cho vay doanh nghiệp 20% (khoảng 3.000 tỷ đồng).

"Tổng dư nợ của Sacombank trên 400.000 tỷ đồng, trong khi cho vay doanh nghiệp bất động sản chỉ khoảng 3.000 tỷ đồng nên chúng tôi tự tin Sacombank là ngân hàng kiểm soát cho vay bất động sản tốt nhất thị trường", bà Diễm chia sẻ.

Sacombank đã xử lý gần hết gần hết các khoản nợ liên quan đến FLC, khẳng định không cho vay “sân sau” - Ảnh 3.

Đại hội đồng cổ đông thường niên của sacombank cũng thông qua tất cả các tờ trình về kế hoạch kinh doanh, nhân sự... Ảnh: Quốc Hải

Về lãi dự thu, theo Tổng giám đốc Sacombank Nguyễn Đức Thạch Diễm, tính đến cuối năm 2021, Sacombank còn gần 6.000 tỷ đồng.

"Quý vừa rồi chúng tôi đã trích lập lãi dự thu gần 2.500 tỷ, phần còn lại trích lập trước hết trong năm 2022, có thể đến quý III là hết chứ không đợi đến năm sau. Gần như các khoản lãi dự thu chúng tôi xử lý triệt để trước khi trình Ngân hàng Nhà nước", bà Diễm nói thêm.

Một vấn đề được nhiều cổ đông quan tâm và tiến độ xử lý khoản nợ KCN Phong Phú, cũng như vấn đề Sacombank có cho vay và ưu tiên cho "sân sau" không?

Sacombank đã xử lý gần hết gần hết các khoản nợ liên quan đến FLC, khẳng định không cho vay “sân sau” - Ảnh 5.

Ông Dương Công Minh – Chủ tịch HĐQT Sacombank, khẳng định Sacombank không cho vay "sân sau". Ảnh: Quốc Hải

Trả lời câu hỏi này, ông Dương Công Minh – Chủ tịch HĐQT Sacombank cho hay, thời gian qua, ngân hàng đã tổ chức đấu giá khoản nợ này nhưng sau đó UBND TP.HCM đã có văn bản đề nghị ngừng đấu giá.

Nguyên nhân là do cổ đông Phong Phú trước đây mua cổ phần từ công ty nhà nước là Tân Thuận nên thành phố đang phải rà soát, giải quyết.

"Trong năm 2022, Sacombank sẽ có thảo luận kiến nghị với UBND TP.HCM để giải quyết đấu giá dứt điểm khoản nợ này", ông Minh chia sẻ.

Riêng vấn đề có hay không "sân sau" và ưu tiên cho vay "sân sau", ông Minh khẳng định, Sacombank nghiêm cấm tham gia đấu thầu đấu giá: "Trong trường hợp khách hàng không mua được thì chúng tôi mới mua. HĐQT và ban điều hành chúng tôi không làm điều gì khuất tất".

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem