Vì sao cho trẻ mầm non ở TP.HCM làm quen với tiếng Anh lại gặp khó?

Mỹ Quỳnh Thứ sáu, ngày 12/01/2024 12:26 PM (GMT+7)
TP.HCM hiện có 1.218 trường mầm non, lớp mẫu giáo độc lập cho trẻ làm quen với tiếng Anh, đạt tỷ lệ 57,37%. Dù phụ huynh hiểu tiếng Anh là ngôn ngữ phổ biến và vô cùng quan trọng, nhưng lại cho rằng không nhất thiết phải nhồi nhét ngoại ngữ cho con từ khi còn nhỏ.
Bình luận 0

Hơn 57% trẻ em mẫu giáo được làm quen tiếng Anh

Ngày 12/1, Sở GDĐT TP.HCM tổ chức hội thảo đánh giá kết quả cho trẻ mẫu giáo làm quen tiếng Anh theo Thông tư 50 của Bộ GDĐT. Đây là năm thứ 3 TP.HCM tổ chức, xây dựng các hoạt động trực tiếp cho trẻ làm quen tiếng Anh.

Bà Lương Thị Hồng Điệp, Trưởng Phòng GD Mầm non - Sở GDĐT TP.HCM, cho biết hiện TP có 1.218 trường mầm non, lớp mẫu giáo độc lập cho trẻ làm quen với tiếng Anh. Trong đó, có gần 157.000/270.000 trẻ trong độ tuổi mầm non tham gia chương trình, đạt tỷ lệ 57,37%.
Vì sao cho trẻ mầm non ở TP.HCM làm quen với tiếng Anh lại gặp khó?- Ảnh 1.

Hội thảo đánh giá kết quả tổ chức cho trẻ mẫu giáo làm quen tiếng Anh theo Thông tư 50/2020/TT-BGDĐT. Ảnh: M.Q

Trong năm học 2023-2024, TP.HCM có 449 trường mầm non công lập cho trẻ làm quen tiếng Anh, tỷ lệ 94,72%. Số trường ngoài công lập cho trẻ làm quen tiếng Anh đạt tỷ lệ 50,9%. 

Trong khi đó, tỷ lệ này ở các lớp mẫu giáo độc lập tư thục chỉ 20,7%.

Thành phố cũng có khoảng 3.200 giáo viên tham gia giảng dạy chương trình cho trẻ làm quen tiếng Anh, trong đó có 232 giáo viên bản ngữ, chiếm tỷ lệ 7,3%, và hơn 180 đơn vị đang phối hợp với các trường, nhóm lớp thực hiện chương trình cho trẻ làm quen tiếng Anh.

Cũng theo bà Điệp, việc cho trẻ mầm non làm quen với tiếng Anh chỉ được triển khai tại những đơn vị đáp ứng điều kiện cơ sở vật chất và gia đình trẻ tự nguyện.

Vì sao cho trẻ mầm non ở TP.HCM làm quen với tiếng Anh lại gặp khó?- Ảnh 2.

Hơn 57% trẻ em mẫu giáo được làm quen tiếng Anh. Ảnh: M.Q

Lãnh đạo Phòng GD Mầm non cho biết thêm nhiều trường mầm non đã quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại để cho trẻ làm quen với tiếng Anh. Tùy theo kinh phí, các đơn vị linh động tổ chức lớp với 100% giáo viên nước ngoài, giáo viên người Việt trợ giảng hoặc lớp có cả giáo viên nước ngoài và Việt Nam.

việc cho trẻ làm quen với tiếng Anh bước đầu đã mang lại hiệu quả, góp phần giúp trẻ sớm được làm quen với ngôn ngữ thứ 2; thông qua việc học tiếng Anh, trẻ đã mạnh dạn, tự tin hơn trong giao tiếp, hứng thú, không áp lực.

Bên cạnh đó, trẻ được trải nghiệm, tìm tòi, khám phá môi trường xung quanh dưới nhiều hình thức đa dạng, đáp ứng nhu cầu, khả năng của trẻ theo phương châm "chơi mà học, học bằng chơi".

Vì sao cho trẻ mầm non làm quen tiếng Anh lại khó?

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khó khăn khi cho trẻ mẫu giáo làm quen với ngôn ngữ thứ 2 này.

Trong đó, đáng chú ý là số trẻ tham gia tại các cơ sở nhóm lớp độc lập thấp, do cơ sở vật chất chưa đảm bảo; trẻ mẫu giáo ngoại thành trong diện hộ cận nghèo không thu được phí tổ chức cho trẻ làm quen tiếng Anh, dẫn đến trẻ không có cơ hội tiếp cận ngoại ngữ.

Vì sao cho trẻ mầm non ở TP.HCM làm quen với tiếng Anh lại gặp khó?- Ảnh 3.

Trẻ mầm non tham gia tại hội thảo đánh giá kết quả tổ chức cho trẻ mẫu giáo làm quen tiếng Anh. Ảnh: M.Q

Bên cạnh đó, số trẻ tham gia trong một giờ hoạt động làm quen tiếng Anh ở một số cơ sở giáo dục mầm non còn đông, ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy. Một số cơ sở giáo dục mầm non phối hợp với trung tâm ngoại ngữ tổ chức chưa đúng theo quy định. Giáo viên chưa đảm bảo nghiệp vụ sư phạm Giáo dục Mầm non...

Đại diện Phòng GDĐT huyện Củ Chi chia sẻ, huyện cũng còn gặp nhiều khó khăn khi triển khai làm quen tiếng Anh cho trẻ mầm non. Đầu tiên là còn một bộ phận phụ huynh chưa hiểu đúng về khái niệm "làm quen" theo Thông tư của Bộ GDĐT. 

Dù phụ huynh nghĩ rằng tiếng Anh là một ngôn ngữ phổ biến và vô cùng quan trọng, nhưng lại cho rằng không nhất thiết phải nhồi nhét ngoại ngữ cho con ngay từ khi còn nhỏ.

Vì sao cho trẻ mầm non ở TP.HCM làm quen với tiếng Anh lại gặp khó?- Ảnh 4.

TP.HCM vẫn còn nhiều khó khăn trong triển khai cho trẻ làm quen tiếng Anh. Ảnh: M.Q

Thêm vào đó, hiện nay, việc thuê giáo viên giáo viên nước ngoài và giáo viên Việt Nam giảng dạy đều phải xã hội hóa, dựa trên đóng góp của phụ huynh vào đầu năm học. Điều này dẫn đến việc tuyên truyền, triển khai đến phụ huynh khá bị động, và mức thu học phí cho công tác này còn hạn chế, dẫn đến khó khăn trong hợp đồng với các đơn vị cung cấp giáo viên.

Một khó khăn khác là nguồn giáo viên đủ điều kiện để đáp ứng cho công tác cho trẻ mầm non với tiếng Anh còn hạn chế. Một số đơn vị trường ở vùng sâu, vùng xa chưa đảm bảo cơ sở vật chất nên chưa triển khai được...

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem