Đỏ lửa xuyên đêm quết bánh phồng tại làng nghề trăm tuổi ở An Giang

Chủ nhật, ngày 04/02/2024 19:30 PM (GMT+7)
Ở miền Tây, vào những ngày Tết cổ truyền, ngoài món bánh tét đặc trưng thì món bánh phồng cũng là món bánh không thể thiếu trong mỗi gia đình. Vào những ngày cận Tết, tại làng nghề bánh phồng có tuổi đời gần trăm năm ở An Giang luôn đỏ lửa xuyên đêm để đủ hàng bán Tết.
Đỏ lửa xuyên đêm quết bánh phồng tại làng nghề trăm tuổi ở An Giang- Ảnh 1.

Làng nghề bánh phồng Phú Mỹ (ở ấp Thượng 3, thị trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang), cách trung tâm TP.Long Xuyên khoảng gấn 38 km và trung tâm TP.Châu Đốc khoảng chừng 40 km.

Đỏ lửa xuyên đêm quết bánh phồng tại làng nghề trăm tuổi ở An Giang- Ảnh 2.

Theo anh Trần Tuấn Linh (một trong những hộ làm nghề quết bánh phồng lâu đời ở Phú Mỹ), chia sẻ: Theo những người lớn tuổi kể lại thì làng nghề bánh phồng Phú Mỹ ra đời từ thời mà người dân mới biết trồng nếp, khoảng hơn 100 năm. Hiện tại, nơi đây có hơn 50 hộ gia đình tham gia sản xuất bánh phồng. Trong đó, gia đình bà Ngô Thị Dờn, Lê Minh Đơn, Trần Văn Tâm,.. được xem là những hộ gia đình sản xuất bánh phồng lâu đời nhất ở thị trấn Phú Mỹ.

Đỏ lửa xuyên đêm quết bánh phồng tại làng nghề trăm tuổi ở An Giang- Ảnh 3.

Anh Linh chia sẻ thêm, để làm ra được chiếc bánh phồng phải trải qua rất nhiều công đoạn và đòi hỏi rất nhiều sự khéo léo, chăm chỉ của người làm. Nguyên liệu chính để làm nên bánh phồng Phú Mỹ là nếp gặt, được trồng từ chính vùng đất Phú Tân. Sau khi chọn lọc nếp sẽ được đem ngâm nước trong 3 ngày 3 đêm rồi đãi sạch nước đục.

Đỏ lửa xuyên đêm quết bánh phồng tại làng nghề trăm tuổi ở An Giang- Ảnh 4.

Ở làng nghề bánh phồng Phú Mỹ, thông thường những công đoạn làm bánh đầu tiên sẽ bắt đầu khoảng lúc 1 giờ sáng. Lúc này, người dân sẽ cho nếp vào nồi và đỏ lửa nấu chín. Mùi nếp thơm lừng lan tỏa khắp xóm.

Đỏ lửa xuyên đêm quết bánh phồng tại làng nghề trăm tuổi ở An Giang- Ảnh 5.

Khi gà bắt đầu gáy, cũng là lúc nếp đã chín và được đem cho vào cối để quết nhuyễn. Ngày xưa, nếp được quết thủ công, người dân cho nếp vào cái cối đá và dùng chài bằng gỗ quết mịn. Công đoạn này rất nặng, thường là đàn ông làm. Ngày nay, công đoạn này đã được máy móc hỗ trợ nên nếp được quết rất nhanh.

Đỏ lửa xuyên đêm quết bánh phồng tại làng nghề trăm tuổi ở An Giang- Ảnh 6.

Khi bột nếp được quết nhuyễn sẽ được chia nhỏ và cán bằng gỗ cán đều ra thành lớp mỏng, hình tròn, có bề hoành khoảng 20 cm. Nếu ở giai đoạn quết bánh rất cần sức mạnh của đàn ông, thì đến công đoạn cán bánh này lại cần độ khéo léo và tỉ mỉ của các mẹ, các chị, các em. Để ra được từng loại bánh có độ mỏng dày khác nhau thì công đoạn cán bánh sẽ quyết định tất cả. Nhưng với thời đại 4.0, ở làng nghề bánh phồng Phú Mỹ công đoạn cán bánh cũng được máy hỗ trợ.

Đỏ lửa xuyên đêm quết bánh phồng tại làng nghề trăm tuổi ở An Giang- Ảnh 7.

Sau khi bánh được máy cán ra theo kích thước, người dân sẽ xếp bánh lên chiếu, để khi mặt trời vừa ló dạng, bánh sẽ được đem ra phơi. Theo người dân nơi đây cho biết, bánh được phơi vào buổi sáng sớm, với ánh nắng vừa phải sẽ làm cho bánh có độ dẻo vừa phải, thơm mà không bị khô và vỡ.

Đỏ lửa xuyên đêm quết bánh phồng tại làng nghề trăm tuổi ở An Giang- Ảnh 8.

Bánh được xếp sẵn trên chiếu mang ra sân chờ nắng lên.

Đỏ lửa xuyên đêm quết bánh phồng tại làng nghề trăm tuổi ở An Giang- Ảnh 9.

Bánh phồng nếp sau khi phơi nửa nắng đủ độ dẻo, thơm sẽ có màu vàng nhẹ rất đẹp.

Đỏ lửa xuyên đêm quết bánh phồng tại làng nghề trăm tuổi ở An Giang- Ảnh 10.

Sau khi bánh được phơi đủ nắng, sẽ được đem vào chỗ mát để người dân tháo ra xếp lại thành từng chục, cho vào túi bảo quản.

Đỏ lửa xuyên đêm quết bánh phồng tại làng nghề trăm tuổi ở An Giang- Ảnh 11.

Bánh phồng Phú Mỹ hiện có rất nhiều loại. Ngoài bánh phồng nếp truyền thống, còn có thêm bánh phồng mè sữa nước cốt dừa, bánh phồng mè đường mía dùng ăn sống, bánh sữa đường cát trắng, bánh phồng chuối, bánh phồng mì… Trong đó, bánh phồng mè và bánh phồng sữa được xem là 2 loại bánh phồng ngon nhất ở đây và được rất nhiều khách hàng đặt mua trong cả ngày thường và dịp Tết.

Đỏ lửa xuyên đêm quết bánh phồng tại làng nghề trăm tuổi ở An Giang- Ảnh 12.

Để thưởng thức bánh phồng, bánh sẽ được đem nướng trên than đỏ. Chiếc bánh ban đầu chỉ nhỏ bằng cái đĩa nhưng khi được nướng lên thì căng phồng to như cái quạt mo. Giai đoạn nướng bánh phồng trên than củi cũng đòi hỏi rất nhiều sự khéo léo. Nướng sao bánh phải vừa chín tới, có độ giòn ngon vừa phải, không được khét.

Đỏ lửa xuyên đêm quết bánh phồng tại làng nghề trăm tuổi ở An Giang- Ảnh 13.

Bánh sau khi nướng sẽ vừa xốp, vừa mềm. Vị béo của nếp,dừa, vị ngọt của sữa và đường đan xen cùng vị bùi của mè, chuối,… tạo nên hương vị thơm ngon rất riêng mà không loại bánh nào có được.

Đỏ lửa xuyên đêm quết bánh phồng tại làng nghề trăm tuổi ở An Giang- Ảnh 14.

Ở miền Tây, vào những ngày cận Tết, các gia đình sẽ đều mua vài chục bánh phồng để đêm 30 Tết, chờ đón giao thừa, sẽ dùng than đỏ tươi luộc bánh Tét nướng bánh phồng. Gia đình quây quần bên bếp lửa, vừa nướng bánh, vừa thưởng thức rất vui vẻ, ấm áp, sum vầy.

Hồng Cẩm - Bá Phúc
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem