Video: Đưa nghề truyền thống chế biến khô thủy sản trở thành nghề nông thôn tiêu biểu của huyện nông thôn mới Cần Giờ

Mỹ Quỳnh Thứ hai, ngày 06/11/2023 06:22 AM (GMT+7)
Để hỗ trợ ngành nghề nuôi trồng thủy sản và ngành nghề chế biến khô thủy sản của huyện Cần Giờ nói riêng và TP.HCM nói chung phát triển, thành phố hiện đang triển khai nhiều cơ chế chính sách để hỗ trợ hai ngành nghề này.
Bình luận 0

Trước đây các sản phẩm thủy sản tại huyện Cần Giờ, TP.HCM chủ yếu được đánh bắt từ thiên nhiên và phục vụ thị trường với sản phẩm đơn thuần là cá tươi chưa qua chế biến. Tuy nhiên, hiện nay nguồn cá tự nhiên ngày càng giảm, trong khi đó nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng cao. Để cung cấp đa dạng các sản phẩm ra thị trường, nâng cao giá trị của các sản phẩm, người dân huyện Cần Giờ đã đẩy mạnh phát triển nghề nuôi cá dứa, kết hợp chế biến thành các sản phẩm khác nhau từ cá nuôi, như khô cá sặc, khô cá đù, khô cá dứa, cá dứa một nắng…

Đưa nghề truyền thống chế biến khô thủy sản trở thành nghề nông thôn tiêu biểu của huyện nông thôn mới Cần Giờ. Video: Mỹ Quỳnh

Ngày 1/6/2022, UBND TP.HCM đã ban hành Kế hoạch số 1784/KH-UBND về hỗ trợ phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2022 - 2025. Theo đó, thành phố định hướng bảo tồn và phát triển 7 ngành nghề nông thôn và 5 làng nghề, làng nghề truyền thống. Nghề chế biến khô thủy sản ở Cần Giờ nằm trong các ngành nghề nông thôn, ngành nghề nông thôn truyền thống được bảo tồn và phát triển.

Kế hoạch này của thành phố nhằm hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn, làng nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn thành phố. Qua đó, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập người dân, đồng thời bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống vùng nông thôn thành phố.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem