Nữ võ sư đầu tiên dạy võ cho trẻ thiểu năng trí tuệ

Hoàng Giang Thứ năm, ngày 14/07/2022 06:05 AM (GMT+7)
Ở tuổi 74, nữ võ sư Nguyễn Thị Thanh Loan (TP.Thủ Đức, TP.HCM) vẫn miệt mài suốt 20 năm qua dạy võ cho trẻ khiếm thị và trẻ thiểu năng trí tuệ. Bà chỉ mong các em sống vui vẻ, khoẻ mạnh và nhanh hoà nhập với cộng đồng.
Bình luận 0
Nữ võ sư đầu tiên dạy võ cho trẻ thiểu năng trí tuệ - Ảnh 1.

Võ sư Nguyễn Thị Thanh Loan hiện là Chi hội trưởng Chi hội Tâm lý Giáo dục Aikido Thế giới là yêu thương. Ở tuổi 74, người phụ nữ ấy hàng ngày vẫn đi xe hàng chục cây số đến hướng dẫn cho những mảnh đời bất hạnh. Đây như cái duyên đã gắn với bà những năm qua.

Nữ võ sư đầu tiên dạy võ cho trẻ thiểu năng trí tuệ - Ảnh 2.

Bà bắt đầu dạy Aikido cho trẻ khiếm thị từ năm 2000. Khi đó, nữ võ sư phải từng bước nghiên cứu ra những phương pháp để hướng dẫn cho trẻ khiếm thị.

Nữ võ sư đầu tiên dạy võ cho trẻ thiểu năng trí tuệ - Ảnh 3.

“Lúc đầu, tôi cũng không biết phải dạy các em bằng phương pháp nào. Vì các em không nhìn thấy nên mình không thị phạm động tác được. Nhưng mà cũng chính một em khiếm thị đã nắm lấy tay tôi và hỏi: Làm sao con có thể học võ được hả cô? Câu nói này như dội vào tim tôi, buộc tôi bằng mọi cách nghĩ ra cách dạy cho các em” - Nữ võ sư 74 tuổi chia sẻ.

Gặp nữ võ sư U80 - bà tiên của những đứa trẻ “đặc biệt”. 

Nữ võ sư đầu tiên dạy võ cho trẻ thiểu năng trí tuệ - Ảnh 4.

Đến năm 2005, võ sư Thanh Loan tiếp tục mở vòng tay đối với những em mắc hội chứng Down. Công việc của bà lại càng thêm nhiều thách thức. Bởi vì các em không chịu hợp tác, không biết vâng lời. Do đó, để các em có thể tiếp thu, thực hành, võ sư Thanh Loan và các cộng sự mất rất nhiều thời gian.

Nữ võ sư đầu tiên dạy võ cho trẻ thiểu năng trí tuệ - Ảnh 5.

"Mỗi em là một giáo án riêng biệt và là bài toán khó của người thầy. Chúng ta phải hiểu các em mới giúp các em phát triển được. Sau một thời gian dạy, các em hoàn toàn thay đổi, trước đây, không chịu chào hỏi, bây giờ biết chào hỏi. Bởi sau thời gian tập luyện Aikido, gần như các em hoà nhập tốt có thể trở về với đời sống bình thường” - Võ sư Thanh Loan chia sẻ.

Nữ võ sư đầu tiên dạy võ cho trẻ thiểu năng trí tuệ - Ảnh 6.

Hai năm qua, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, tình hình lớp học gặp nhiều khó khăn. Nữ võ sư 74 tuổi này tiếp tục vận động các phụ huynh đưa con em đến lớp để học tập. Bên cạnh đó, bà vận động nhiều nguồn kinh phí để hỗ trợ thêm cho các em có cuộc sống tốt hơn.

Nữ võ sư đầu tiên dạy võ cho trẻ thiểu năng trí tuệ - Ảnh 7.

Hơn 20 năm qua, người phụ nữ ấy đã gieo niềm tin đến biết bao trẻ em bị khiếm khuyết, nhiều cha mẹ có được niềm hạnh phúc vì sự tiến bộ và hoà nhập của con mình với cộng đồng. Chị Văn Ngọc Thu Lan (phụ huynh của một học viên trú tại Phú Nhuận, TPHCM) chia sẻ: “Cô như người mẹ thứ hai, mở rộng vòng tay ra đón tất cả những trẻ có khiếm khuyết. Cô Loan là người có tấm lòng rộng mở”.

Nữ võ sư đầu tiên dạy võ cho trẻ thiểu năng trí tuệ - Ảnh 8.

Bên cạnh việc dạy võ cho trẻ khiếm thị và trẻ thiểu năng trí tuệ, võ sư Thanh Loan còn tổ chức các chương trình dã ngoại, trải nghiệm thực tế cho các học viên của mình. Võ sư mong muốn, các em được tiếp xúc nhiều với các hoạt động đời thường để dạn dĩ hơn từ đó dễ hoà nhập với cộng đồng. Tại các chương trình của mình, bà luôn yêu cầu các phụ huynh đồng hành với con em mình nếu có thời gian để trẻ thêm sự tự tin và dễ dàng tham gia các hoạt động cộng đồng hơn.

Nữ võ sư đầu tiên dạy võ cho trẻ thiểu năng trí tuệ - Ảnh 9.

Bà thường xuyên đưa trẻ đến trải nghiệm ở những ngành nghề truyền thống như: Gốm, vẽ tranh, đan lát, thêu thùa,... để các em có thể tạo được sự thích thú tăng khả năng nhận thức. Đây cũng là cơ hội để trẻ tìm hiểu để sau này có thể chọn đây là nghề nghiệp của mình và nuôi sống bản thân.

Nữ võ sư đầu tiên dạy võ cho trẻ thiểu năng trí tuệ - Ảnh 10.

Hướng dẫn trẻ học nghề gốm là một trong những hoạt động ý nghĩa mà võ sư Thanh Loan tổ chức cho trẻ khiếm thị và trẻ thiểu năng trí tuệ. Trước đó, bà đã tổ chức các lớp học ngoại ngữ, vi tính, âm nhạc,... Nhiều bạn từ những lớp hướng dẫn của nữ võ sư đã hoà nhập cộng đồng, tốt nghiệp đại học và có việc làm ổn định. "Chính những môn tôi dạy đã đem đến cho các em sự thay đổi và điều kỳ diệu đã xảy ra. Cho nên tôi không muốn từ bỏ. Tôi sẽ cố gắng đồng hành với các em suốt cuộc đời khi còn sức khoẻ” - Nữ võ sư chia sẻ trong niềm hạnh phúc vì đã gieo niềm tin cho những mảnh đời khốn khó bằng chính tình yêu thương.

 

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem