Thúc đẩy doanh nghiệp tham gia chống biến đổi khí hậu

Bạch Dương Thứ năm, ngày 30/06/2022 17:30 PM (GMT+7)
Ngày 30/9 tại TP.HCM, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) phối hợp với Cục Biến đổi Khí hậu, VCCI tổ chức hội thảo "Thúc đẩy sự tham gia của doanh nghiệp trong lộ trình thực hiện đóng góp do quốc gia tự quyết định và mục tiêu phát thải ròng bằng không".
Bình luận 0
Thúc đẩy doanh nghiệp tham gia chống biến đổi khí hậu - Ảnh 1.

Dự án điện gió Quảng Trị. Ảnh: P.V

Tiếp nối xu hướng đang ngày càng trở nên mạnh mẽ toàn cầu trong việc triển khai các đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) và chủ trương chính sách trong nước hướng tới mục tiêu dài hạn trung hòa carbon vào năm 2050, hội thảo được tổ chức nhằm quy tụ các nhà hoạch định chính sách chủ chốt từ các bộ ngành liên quan, lãnh đạo các hiệp hội doanh nghiệp, các giám đốc, quản lý và đại diện lớn của các doanh nghiệp trong và ngoài nước có trụ sở tại Việt Nam.

Hơn 100 đại biểu đã tham dự và thảo luận tập trung vào vai trò của khu vực tư nhân trong việc thực hiện các mục tiêu quốc gia về biến đổi khí hậu của Việt Nam, bao gồm NDC đến năm 2030, và định hướng dài hạn về trung hòa carbon vào năm 2050 vừa được Thủ tướng Phạm Minh Chính công bố tại COP26 Glasgow.

Tại hội thảo, dự án hợp tác kỹ thuật của JICA về "Hỗ trợ lập kế hoạch và thực hiện đóng góp do quốc gia tự quyết định tại Việt Nam (SPI-NDC)" cũng chia sẻ thông tin về các cơ hội đào tạo sắp tới nhằm nâng cao năng lực kỹ thuật cho các doanh nghiệp tham gia hệ thống báo cáo phát thải khí nhà kính cấp cơ sở.

Ông Nguyễn Tiến Huy, Giám đốc Văn phòng doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững khẳng định vai trò quan trọng của cộng đồng doanh nghiệp trong việc giúp Việt Nam đạt các mục tiêu giảm thiểu phát thải khí nhà kính.

Các doanh nghiệp hàng đầu chủ động coi tính bền vững chủ động và hành động phòng chống biến đổi khí hậu là các phương tiện nhằm nâng cao giá trị doanh nghiệp và lợi thế cạnh tranh.

Ông Murooka Naomichi, Phó Trưởng Đại diện Văn phòng JICA Việt Nam cho biết, nhận thức được nhu cầu tận dụng nguồn tài chính tư nhân cho các hành động về khí hậu ở Việt Nam, JICA cũng đã giới thiệu nhiều hình thức hợp tác để hỗ trợ các loại hình và quy mô hoạt động khác nhau của khu vực tư nhân trong việc giảm phát thải, một ví dụ điển hình là Chương trình tài chính đầu tư khu vực tư nhân (PSIF), cụ thể là dự án điện gió Quảng Trị 144 MW.

Ngoài ra, JICA còn có chương trình hỗ trợ đề xuất từ các doanh nghiệp Nhật Bản như dự án của Công ty TNHH Osumi hợp tác với Sở Công Thương TP Đà Nẵng nhằm phân tích và phổ biến công nghệ tiết kiệm năng lượng bằng phương pháp đo lường năng lượng đơn giản của Nhật Bản tại Việt Nam.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem