Thứ năm, 21/11/2024

USAID tài trợ 50 triệu USD giúp ĐBSCL ứng phó biến đổi khí hậu

16/06/2022 12:00 PM (GMT+7)

Dự án “Nông nghiệp thích ứng biến đổi khí hậu ở Đồng bằng sông Cửu Long” nhằm thúc đẩy phát triển nông nghiệp phát thải thấp và chống chịu tác động của biến đổi khí hậu trong thời gian 5 năm (2022-2027) với tổng kinh phí khoảng 50 triệu USD và được chia thành nhiều đợt.

USAID tài trợ 50 triệu USD hỗ trợ Đồng bằng sông Cửu Long ứng phó biến đổi khí hậu - Ảnh 1.

Lễ ký Thỏa thuận tài trợ khung giữa USAID và Bộ NN-PTNT về hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu tại Đồng bằng sông Cửu Long.

USAID sẽ hỗ trợ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giảm phát thải khí mêtan trong nông nghiệp, tăng cường khả năng chống chịu cho các cộng đồng dễ bị tổn thương tại Đồng bằng sông Cửu Long, thúc đẩy các giải pháp dựa vào tự nhiên và xây dựng các chính sách về chống chịu với khí hậu và phát thải thấp.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cho biết, để góp phần thực hiện các cam kết của Việt Nam tại COP26, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tham gia nhiều sáng kiến với Hoa Kỳ cùng các nước và các tổ chức quốc tế như Sáng kiến "Đổi mới nông nghiệp để ứng phó với biến đổi khí hậu” (AIM4C); Liên minh hành động “Thúc đẩy tăng trưởng năng suất bền vững cho an ninh lương thực và bảo tồn tài nguyên” (SPG); “Trung tâm đổi mới sáng tạo về công nghệ thực phẩm;” Sáng kiến “100 triệu nông dân: chuyển đổi sang hệ thống lương thực không phát thải và thân thiện với môi trường".

Bộ trưởng Lê Minh Hoan cũng đánh giá cao sự ủng hộ và hỗ trợ của Hoa Kỳ, hàng năm đã tài trợ cho ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn hàng chục triệu USD để triển khai các dự án trong hợp tác khoa học công nghệ ở các lĩnh vực kiểm soát dịch bệnh, thích ứng biến đối khí hậu, ứng dụng công nghệ cao, bảo tồn đa dạng sinh học, nghiên cứu, thử nghiệm và áp dụng vaccine dịch tả lợn châu Phi (ASF)…

Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Wendy Sherman kỳ vọng, thỏa thuận này sẽ góp phần hỗ trợ Việt Nam đạt được mục tiêu phát thải ròng về “0” vào năm 2050, bảo vệ sinh kế cho nông dân cũng như tạo ra hệ sinh thái sản xuất nông nghiệp khỏe mạnh hơn trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Đồng thời, có các giải pháp "thuận thiên" hỗ trợ nông dân phát triển nông nghiệp.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Nhóm cổ đông lớn ở Eximbank kiến nghị hủy việc miễn nhiệm trưởng Ban Kiểm soát

Nhóm cổ đông lớn ở Eximbank kiến nghị hủy việc miễn nhiệm trưởng Ban Kiểm soát

Một nhóm cổ đông lớn của Ngân hàng Eximbank (đang nắm giữ 5,66% vốn điều lệ) nêu trong đơn kiến nghị rằng việc miễn nhiệm ông Ngo Tony, trưởng Ban Kiểm soát của Eximbank, là phạm luật.

Chính sách Trump 2.0 có thể đẩy USD lên ngang giá với euro

Chính sách Trump 2.0 có thể đẩy USD lên ngang giá với euro

Công ty dịch vụ tài chính JPMorgan của Mỹ dự báo chỉ số USD Index có thể tăng thêm 7% trong vòng vài tháng tới. Trong khi đó, Barclays dự báo USD có thể ngang giá với đồng euro nếu ông Donald Trump thực hiện các biện pháp thuế quan mạnh mẽ để bảo vệ thị trường Mỹ.

Môi trường đầu tư hấp dẫn, Long An hút thêm vốn châu Âu

Môi trường đầu tư hấp dẫn, Long An hút thêm vốn châu Âu

Đoàn công tác xúc tiến đầu tư, thương mại tỉnh Long An qua châu Âu vừa ký kết 2 thỏa thuận về đầu tư dự án mới trị giá hơn 80 triệu USD.

Lượng tiền khủng từ các 'đại gia' tiền mặt đem gửi ngân hàng

Lượng tiền khủng từ các 'đại gia' tiền mặt đem gửi ngân hàng

Nhiều doanh nghiệp lớn như PV GAS, tổ hợp hóa dầu Bình Sơn, Thế Giới Di Động... đang gửi hàng chục nghìn tỷ đồng vào ngân hàng. Danh sách cũng bao gồm những công ty khác như Hòa Phát, Vinamilk, Masan, Hóa chất Đức Giang...

Bitcoin vượt nhiều mốc khó tin, IMF có thể đã sai

Bitcoin vượt nhiều mốc khó tin, IMF có thể đã sai

Giá Bitcoin tăng đến 31% trong tháng 11 này trong bối cảnh thế giới còn nhiều bất ổn và giới đầu tư lẫn Tổng thống đắc cử Donald Trump của Mỹ dành nhiều quan tâm đến tiền điện tử, loại tài sản số mà IMF từng cảnh báo có thể đi kèm với nhiều rủi ro.

Yếu tố nào đưa Việt Nam trở thành thị trường lớn của tổ chức tài chính IFC?

Yếu tố nào đưa Việt Nam trở thành thị trường lớn của tổ chức tài chính IFC?

Nỗ lực cho quá trình chuyển đổi xanh và phát triển bền vững trong nền kinh tế Việt Nam, cùng với các chương trình nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đã góp phần đưa Việt Nam trở thành thị trường đáng chú ý của Tổ chức Tài chính Quốc tế IFC thuuộc Ngân hàng Thế giới.