33 doanh nghiệp Việt Nam được cấp phép xuất khẩu lông gà, lông vịt sang Trung Quốc để làm gì?

P.V Chủ nhật, ngày 07/01/2024 15:43 PM (GMT+7)
Theo báo cáo của Cục Thú y, trong năm 2023, Cục đã thực hiện hỗ trợ thành công cho 10 doanh nghiệp Việt Nam được cấp phép xuất khẩu lông vũ vào Trung Quốc, nâng tổng số doanh nghiệp lông vũ của Việt Nam được phép xuất khẩu sang Trung Quốc lên 33 doanh nghiệp.
Bình luận 0

Báo cáo của Cục Thú y cho thấy, trong năm 2023, công tác xúc tiến thương mại, hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu các sản phẩm từ động vật đạt nhiều kết quả khả quan.

Theo đó, Cục Thú y chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan thúc đẩy ký kết Nghị định thư về xuất khẩu yến thô sang Trung Quốc; về xuất khẩu sừng trâu bò qua xử lý nhiệt; xuất khẩu sừng trâu bò sang Trung Quốc.

Tiếp tục đàm phán với cơ quan có thẩm quyền của các nước, hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật sang các thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Mỹ, EU, …

Đẩy mạnh công tác truyền thông, phổ biến các yêu cầu, quy định của nước nhập khẩu đối với từng loại động vật và sản phẩm động vật cho các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp quan tâm chuẩn bị.

Đối với xuất khẩu tổ yến, đã đàm phán, thống nhất mẫu Giấy chứng nhận kiểm dịch xuất khẩu tổ yến sang Trung Quốc. Tính đến tháng 11/2023, Cục Thú y đã hỗ trợ 10 công ty hoàn thiện hồ sơ nộp cho Tổng cục Hải quan Trung Quốc xem xét.

Phối hợp với UBND tỉnh Lạng Sơn tổ chức Lễ công bố xuất khẩu lô sản phẩm tổ yến đầu tiên sang thị trường Trung Quốc. Tiếp tục phổ biến các quy định, quy trình về đăng ký xuất khẩu tổ yến và sản phẩm yến cho các doanh nghiệp.

33 doanh nghiệp Việt Nam được cấp phép xuất khẩu lông gà, lông vịt sang Trung Quốc để làm gì?- Ảnh 1.

Đã có 33 doanh nghiệp được cấp phép xuất khẩu lông vũ sang Trung Quốc. Ảnh minh họa.

Trong năm 2023, Cục đã hỗ trợ thành công cho 11 nhà máy của 07 doanh nghiệp sữa đăng ký xuất khẩu sang Trung Quốc; 01 doanh nghiệp đăng ký xuất khẩu sang Ấn Độ. Hiện đang tiếp tục hỗ trợ 2 doanh nghiệp đăng ký xuất khẩu sữa sang Trung Quốc; 02 doanh nghiệp đăng ký xuất khẩu sữa đi Indonesia, Malaysia.

Thực hiện kiểm dịch xuất khẩu hơn 14.000 tấn sữa với giá trị hơn 28 triệu đô la Mỹ, trong đó có có hơn 2.000 tấn sang Trung Quốc, tăng 125% so với CKNT là 1.000 tấn với giá trị hơn 3 triệu đô la Mỹ.

Đặc biệt, Cục Thú y đã thực hiện hỗ trợ thành công cho 10 doanh nghiệp Việt Nam được cấp phép xuất khẩu lông vũ vào Trung Quốc, nâng tổng số doanh nghiệp lông vũ của Việt Nam được phép xuất khẩu sang Trung Quốc lên 33 doanh nghiệp trong năm 2023.

Đối với xuất khẩu thịt gà chế biến, đã thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc, Vương Quốc Anh và Mông Cổ. Tổ chức làm việc với 02 đoàn thanh tra của Hàn Quốc và 01 đoàn thanh tra của Vương quốc Anh sang đánh giá hệ thống quản lý chăn nuôi, an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm trong sản xuất thịt gia cầm chế biến xuất khẩu.

Đàm phán thành công với Tổng cục Thú y Mông Cổ để xuất khẩu thịt và trứng gia cầm sang Mông Cổ. Tính đến tháng 10/2023, các doanh nghiệp Việt Nam đã xuất khẩu được hơn 3.000 tấn thịt gà, tăng 26% so với cùng kỳ năm trước.

Đối với xuất khẩu trứng gia cầm, đã tháo gỡ lệnh tạm dừng nhập khẩu trứng gia cầm thương phẩm của Hồng Kông từ các tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai và Tây Ninh.

Bên cạnh đó, Cục Thú y chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan dự thảo, trình ký các thỏa thuận với các tổ chức quốc tế, quốc gia, vùng lãnh thổ về thú y như: Biên bản thỏa thuận về lĩnh vực thú y giữa Việt Nam và Iran; Bản ghi nhớ hợp tác giữa Tổ chức thú y Thế giới và Bộ Nông nghiệp và PTNT trong lĩnh vực thú y; Nghị định thư về xuất khẩu khỉ từ Việt Nam sang Trung Quốc; Bản Ghi nhớ về xây dựng vùng an toàn dịch bệnh lở mồm long móng để xuất khẩu động vật móng guốc chẵn sang Trung Quốc.

Đối với việc phân tích nguy cơ đối với động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu, đã thực hiện phân tích, đánh giá nguy cơ về dịch bệnh động vật, vệ sinh thú y đối với thịt lợn, bò, gia cầm/phụ phẩm, sản phẩm trứng, thịt linh dương được đăng ký nhập khẩu từ Bỉ, Nga, Nam Phi, Hồng Kông, … trên cơ sở thông tin do các cơ quan có thẩm quyền về thú y của các nước.

Trao đổi với đại sứ các nước về vấn đề liên quan đến đánh giá nguy cơ nhập khẩu động vật, kiểm dịch nhập khẩu SPĐV. Xây dựng kế hoạch và tham gia các đoàn công tác đi kiểm tra thực tế chuỗi chăn nuôi bò, sản xuất thịt lợn, thịt bò, thịt gia cầm của các nước để hoàn tất quá trình phân tích nguy cơ nhập khẩu động vật và SPĐV vào Việt Nam.

Tính đến ngày 30/11/2023, đã có 90 lượt công văn trả lời 40 nước về đánh giá nguy cơ nhập khẩu ĐV và SPĐV bao gồm động vật sống (lợn thịt, gà thịt, lợn giống, gà/trứng giống, gà cảnh) và sản phẩm động vật (thịt bò, lợn, gà, trứng/sản phẩm trứng, sữa/sản phẩm sữa, mật ong, nội tạng động vật).

Trong năm 2023, Cục đã tiếp nhận và xử lý 35 hồ sơ của các doanh nghiệp đăng ký xuất khẩu SPĐV trên cạn của các nước Anh, New Zealand, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Brazil và Argentina.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem