TP.HCM: 100% chất thải rắn và nước thải tại làng nghề được xử lý vào năm 2025

Trần Đáng Thứ năm, ngày 12/10/2023 09:51 AM (GMT+7)
UBND TP.HCM vừa ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn TP, giai đoạn 2021 – 2025, trong đó, có tăng cường bảo vệ môi trường các làng nghề trên địa bàn.
Bình luận 0
TP.HCM: 100% chất thải rắn và nước thải tại làng nghề được xử lý vào năm 2025 - Ảnh 1.

Phơi nhang tại Làng nhang Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, TP.HCM. Ảnh: T.Đ

Mục tiêu chung của Chương trình nhằm góp phần xây dựng cảnh quan nông thôn sáng - xanh - sạch - đẹp, an toàn, giàu bản sắc văn hóa truyền thống, đồng thời góp phản bảo vệ sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn, đưa nông thôn trở thành nơi đáng sống.

Theo đó, đối với các làng nghề, chỉ tiêu đặt ra đến năm 2025 là có 100% chất thải rắn và 100% nước thải sản xuất của các làng nghề truyền thống được thu gom và xử lý theo quy định.

Để bảo vệ môi trường làng nghề, Chương trình sẽ tiếp tục triển khai, thực hiện Chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam, giai đoạn 2021-2030, theo Quyết định 801/QĐ-TTg và Kế hoạch hỗ trợ phát triển làng nghề, ngành nông thôn trên địa bàn TP.HCM, giai đoạn 2022-2025, theo Kế hoạch số 1784/KH-UBND của UBND TP.

Bên cạnh đó, Chương trình tăng cường và ứng dụng công nghệ thông tin trong tuyên truyền về bảo vệ môi trường làng nghề đến các cơ sở hoạt động sản xuất và kinh doanh của các làng.

Hiện nay, tại TP.HCM có 9 loại hình làng nghề đang hoạt động và phát triển. Trong đó, có 7 loại hình làng nghề tiểu thủ công nghiệp, như: Làng nghề bánh tráng, làng nghề đan đát, làng nghề mành trúc, làng nghề đan giỏ trạc, làng nghề se nhang, làng nghề muối, nghề chế biến khô thủy sản.

TP.HCM: 100% chất thải rắn và nước thải tại làng nghề được xử lý vào năm 2025 - Ảnh 3.

Nuôi bò sữa tại làng nghề nuôi bò sữa ở huyện Củ Chi, TP.HCM. Ảnh: T.Đ

Trong thời gian qua, các làng nghề đã có những đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, như: Thu hút nguồn lực trong dân, tạo ra nguồn sản phẩm phát triển kinh tế - xã hội; sản phẩm phong phú và đa dạng phục vụ nhu cầu của xã hội và xuất khẩu; giải quyết lao động; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của TP, xóa đói giảm nghèo.... Một số làng nghề đã thực sự đứng vững và phát triển trong cơ chế thị trường.

Trong giai đoạn 2022 – 2025, TP xác định bảo tồn và phát triển 5 làng nghề, gồm: như: Làng nghề bánh tráng, làng nghề đan đát, làng nghề se nhang, làng nghề muối, Làng mai Bình Lợi.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem