Bất động sản (BĐS) là một trong những hàng hóa đặc biệt của nền kinh tế. Tuy nhiên, thời gian qua, giá BĐS tại một số tỉnh, thành phố lớn đã bị đẩy lên quá cao, vượt qua khả năng mua của đại bộ phận người dân có thu nhập từ trung bình trở xuống.
Ngành đồ uống thúc đẩy các ngành du lịch, dịch vụ, thương mại phát triển, đóng góp lớn vào ngân sách nhà nước khoảng 60 ngàn tỉ đồng/năm.
Bộ NN&PTNT dự báo thời gian tới, thị trường phân bón sẽ vẫn diễn biến phức tạp, khó lường về giá và nguồn cung.
Phó Thủ tướng giao Bộ Tài chính nghiên cứu tăng mức điều tiết với đất và bổ sung thu thuế với nhà nhằm khuyến khích sử dụng hiệu quả, hạn chế đầu cơ.
Để góp phần hạ giá phân bón trong nước, ổn định nguồn cung, Bộ Tài chính trình Chính phủ quy định thống nhất mức thuế xuất khẩu 5% với mặt hàng phân bón, không biệt theo tỷ lệ tài nguyên khoáng sản trong phân bón.
Dù đã 5 lần thay đổi thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng đồ uống có cồn nhưng các chuyên gia cho rằng hiệu quả của các chính sách quản lý và phương pháp tính thuế đối với mặt hàng này vẫn còn nhiều vấn đề đáng chú ý.
Hiện giá xăng A95 đã vượt mốc 25.000 đồng/lít, trong đó riêng các khoản thuế chiếm gần 40% giá bán tới người tiêu dùng. Để giảm giá xăng dầu, nhiều ý kiến chuyên gia và Bộ Công Thương đề xuất giảm thuế để bình ổn giá.
Nghị quyết Đại hội Đảng XIII đã nhấn mạnh việc hoàn thiện toàn diện, đồng bộ thể chế phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo môi trường thuận lợi để huy động có hiệu quả các nguồn lực, tạo động lực để phát triển kinh tế nhanh, bền vững.
Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, Quốc hội và Chính phủ đã liên tiếp có nhiều chính sách thuế hỗ trợ DN có thêm nguồn lực tài chính giúp tăng sức chống chịu và vượt qua khó khăn trước các nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng, bất ổn hoặc giảm sút sức mua thị trường.