TP.HCM xác định phát triển làng nghề, làng nghề truyền thống có vai trò quan trọng, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập người dân, đồng thời bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống vùng nông thôn.
UBND TP.HCM vừa phê duyệt kế hoạch cải tạo con rạch Xuyên Tâm ô nhiễm nhất TP.HCM với tổng kinh phí hơn 9.600 tỷ đồng, dự kiến tháng 8/2024 sẽ bắt đầu khởi công.
Theo UBND huyện Cần Giờ (TP.HCM), huyện đã có đề xuất TP danh mục dự án ưu tiên, vốn và nguồn vốn đầu tư làng nghề muối tại ấp Tân Điền ( xã Lý Nhơn), giai đoạn 2021 - 2025 và 2026 – 2030.
Ngày 1/3, Bộ Kế hoạch và Đầu tư lấy ý kiến đóng góp vào Dự thảo Chương trình hành động của Chính phủ triển khai thực hiện Nghị quyết số 31-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển TP.HCM đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Địa hình chia cắt, trình độ dân trí không đồng đều, cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển kinh tế còn thiếu…đó là những rào cản trong công tác xóa nghèo ở xã vùng cao Huổi Só (huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên).
Khu tái định cư của dự án Vành đai 3 được TP.HCM bố trí ở khu vực tái định cư phường Long Bình - Long Thạnh Mỹ - Thủ Đức, dự kiến bố trí cho 239 trường hợp đủ điều kiện. Ngoài ra, 131 trường hợp giải tỏa trắng nhưng không đủ điều kiện bố trí tái định cư sẽ ở nơi khác.
Ông Bùi Xuân Cường - Phó chủ tịch UBND TP.HCM cho biết: “Một trong những tồn tại dài hạn chúng ta đã nói đến trong nhiều năm qua là cơ sở hạ tầng giao thông vẫn chưa đáp ứng so với nhu cầu thực tiễn…”
Quận Gò Vấp kiến nghị mở rộng 4 tuyến đường thường xuyên xảy ra tình trạng kẹt xe, ngập nước gồm Thống Nhất, đường số 6, Nguyễn Văn Khối đường Lê Văn Thọ, với tổng kinh phí đến 6.000 tỷ đồng.
Nằm tại vị trí gần kề Hà Nội, Hưng Yên trở thành một trong những tâm điểm kết nối Hà Nội và các tỉnh phía Bắc. Do đó, tỉnh chú trọng các dự án hạ tầng nhằm rút ngắn khoảng cách với Hà Nội, tạo lợi thế cạnh tranh so với các đô thị vệ tinh hay tỉnh lân cận khác.
Hơn 200 tuyến đường giao thông nông thôn được cứng hóa trong 1 năm là kết quả của chính sách hỗ trợ kịp thời, cùng sự đồng thuận, góp sức của nhân dân miền núi Sơn La; góp phần từng bước hoàn thiện hạ tầng giao thông nông thôn, rút ngắn khoảng cách vùng miền, tạo động lực phát triển kinh tế xã hội.