Cùng với phát triển mô hình trồng cây ăn trái (chủ yếu là trồng xoài các loại), nông dân khu vực Bến Bà Chi (xã Lê Trì, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang) còn trồng xen canh các loại dược liệu dưới tán vườn theo hướng “lấy ngắn nuôi dài” để nâng cao thu nhập trên cùng đơn vị diện tích.
Từ nhu cầu sử dụng cây dây thìa canh hỗ trợ chữa bệnh tiểu đường tăng cao trong thời gian qua, Cơ sở sản xuất và kinh doanh cao dược liệu Minh Nhi, thôn Định Sơn, xã Cam Nghĩa, huyện Cam Lộ, đưa vào trồng thử nghiệm cây dây thìa canh ở vùng Cùa.
Phát huy lợi thế về điều kiện tự nhiên, những năm qua, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã hình thành nhiều mô hình sản xuất dược liệu, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Mô hình trồng cây ba kích, củ có công dụng bổ thận tráng dương của nhà bà Hà, xã Bắc Bình (huyện Lập Thạch) đang cho thu nhập hơn 1 tỷ đồng mỗi năm.
Hàng năm, nhu cầu sử dụng dược liệu trong nước là rất lớn, ước tính khoảng 60-80 nghìn tấn; tuy nhiên việc khai thác và sử dụng thảo dược tự nhiên thiếu khoa học, cùng một số rào cản trong cơ chế chính sách đang là nguyên nhân dẫn đến việc phát triển dược liệu chưa xứng tầm với tiềm năng hiện có.
Theo Bộ Y tế, để tham gia thị trường thảo dược toàn cầu, Việt Nam cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp, trong đó không thể thiếu là hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp dược trong nước.
Chính phủ vừa đồng ý việc nhập khẩu dược liệu qua cửa khẩu Chi Ma (Lạng Sơn). Đây là tin vui với nhiều doanh nghiệp, tạo thuận lợi nhập dược liệu qua cửa khẩu Chi Ma như trước đây.