Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng thêm lãi suất cơ bản USD phần nào tạo sức ép lên lãi suất VND.
Các chuyên gia khuyến nghị nên có giải pháp kiềm chế giá xăng, dầu, bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa, với ưu tiên là giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô.
Đồng USD tăng giá có thể giúp Mỹ kiểm soát lạm phát. Nhưng điều này cũng có nguy cơ đẩy giá nhập khẩu của các nền kinh tế khác lên cao, thậm chí thúc đẩy lạm phát trên toàn cầu.
Khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất, tác động của quyết định đó không chỉ dừng ở việc người mua nhà ở Mỹ phải trả nhiều tiền hơn cho các khoản thế chấp, hoặc các chủ doanh nghiệp nhỏ, độc lập phải đối mặt với các khoản vay ngân hàng đắt đỏ hơn.
Dù áp lực lạm phát đang tăng nhưng với sự linh hoạt, chủ động trong điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước trong những năm qua, giới chuyên môn đưa ra lời khuyên không quá lo ngại về lạm phát tiền tệ trong năm 2022.
TS Bùi Ngọc Sơn, Viện Kinh tế và Chính trị thế giới, nhấn mạnh bất ổn tỷ giá và lạm phát sẽ là những yếu tố tác động lớn đến kinh tế Việt Nam trong năm nay.
Từ chiều 11/3, giá xăng dầu tiếp tục tăng lần thứ 7 liên tiếp trong năm nay, xăng A95 có mức tăng nhiều nhất, gần 3 nghìn đồng/lít, giá các mặt hàng dầu từ hơn 20 nghìn đến hơn 25 nghìn đồng/lít tuỳ loại.
Các chuyên gia cho rằng, để kinh tế phục hồi tốt hơn thì việc mở tỷ lệ tín dụng cho các ngân hàng sẽ có lợi cho khách hàng và doanh nghiệp.
Thống đốc yêu cầu các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước giám sát chặt chẽ tổ chức tín dụng trong việc cấp tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro, không nới lỏng các điều kiện cấp tín dụng.
Giá xăng, gas, nguyên vật liệu tăng phi mã đang trở thành bài toán mới cho các ngành dịch vụ, thương mại. Điều này làm dấy lên lo ngại áp lực lạm phát tiếp tục tăng cao.