Sau 6 năm bị lực lượng chức năng phá dỡ bậc thềm vi phạm lấn chiếm vỉa hè, nhiều ngôi nhà trên phố Xã Đàn (Hà Nội) sử dụng cầu tạm bằng sắt thép di động, nhưng cũng có trường hợp xây tái lấn chiếm vỉa hè.
Đồng loạt 34 phường của TP.Thủ Đức, TP.HCM đã ra quân dẹp tình trạng lấn chiếm vỉa hè để kinh doanh, tổ chức hướng dẫn, sắp xếp nhằm ổn định trật tự lòng lề đường, đảm bảo đường thông hè thoáng.
Công viên Nghĩa Đô được ví là "hòn ngọc xanh" giữa lòng Hà Nội. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây công viên này đang có tình trạng xuống cấp, cổng công viên nhiều ô tô đỗ xe, vỉa hè bao quanh bị chiếm dụng.
Qua công tác kiểm tra thực tế tại các chợ đầu mối, Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP.HCM đã ghi nhận nhiều tình trạng mua bán tự phát, lấn chiếm lòng lề đường, vi phạm trật tự an toàn giao thông.
Khu vực xây dựng mới trụ sở Đại sứ quán Mỹ tại quận Cầu Giấy (Hà Nội) đang bị các phương tiện ôtô đỗ lấn chiếm tràn lan trên vỉa hè. Hiện đã xuất hiện hàng rào chắn một phần khu vực này, nhưng tình trạng trên chưa được xử lý triệt để.
Nếu việc dẹp loạn vỉa hè được thực hiện quyết liệt giống như xử phạt "ma men" lái xe, vỉa hè chắc chắn sẽ trở về đúng chức năng của nó.
Lực lượng chức năng ở Hà Nội sẽ kiểm tra, xử lý theo từng tuyến phố, từng khu vực, không bỏ sót vi phạm, kiên quyết cưỡng chế các trường hợp không chấp hành.
Các cửa hàng, cơ sở kinh doanh tại Hà Nội dựng xe, bày bàn ghế, hàng hoá biến nơi dành cho người đi bộ thành bãi gửi xe, bán hàng...
Nhiều đoạn vỉa hè trong khu vực trung tâm TP.HCM bị lấn chiếm, sử dụng sai mục đích. Đặc biệt tại các bệnh viện lớn, khu vực vỉa hè trở thành bãi giữ xe, khiến người đi bộ phải đi xuống lòng đường.
Quận Hoàn Kiếm sẽ tập trung kiểm tra, xử lý, giải tỏa 35 điểm trông giữ xe không phép, 16 điểm xe ô tô thường xuyên dừng đỗ sai quy định chậm nhất trong tháng 3/2023.