Với mong muốn tìm kiếm một hướng đi mới, ông Châu Văn Cuội, ngụ khu phố Mỹ Lộ, phường Mỹ Đức (TP Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang) đã vay vốn đầu tư mô hình chăn nuôi heo rừng. Nhờ sự mạnh dạn, dám nghĩ, dám làm ông Cuội đã thu về cả trăm triệu đồng mỗi năm.
“Rắn hổ cắn mà không biết cách sơ cứu thì chẳng thầy nào cứu được vì nọc độc phát tán rất nhanh. Nhưng nếu biết cách sơ cứu, trị đúng thuốc thì cũng chữa được”, ông Ba Hiểu, nông dân nuôi rắn hổ đất-loài hoang dã kịch độc (còn gọi là rắn hổ mang một mắt kính), xã Vân Khánh Đông (huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang) nói.
10 năm trồng rau má, ông Trương Văn Đẹp (Tám Đẹp), 70 tuổi, ngụ khu phố Vĩnh Phước, thị trấn Giồng Riềng, huyện Giồng Riềng (tỉnh Kiên Giang) trở nên giàu có. Ai ngờ loại rau ngon này lại giàu đạm thực vật, bán tốt, giúp ông Đẹp bỏ túi hơn 1 tỷ đồng/năm.
Hơn 4 năm nuôi dế mèn, anh Chương Hoàng Khanh (43 tuổi), ngụ ấp Hòa Hiếu 2, xã Định Hòa, huyện Gò Quao (tỉnh Kiên Giang) đã tìm được đầu ra tiêu thụ dế thịt ổn định. Với mô hình nuôi dế mèn, mỗi năm anh Khanh bỏ túi gần 130 triệu đồng.
Theo Hợp tác xã Sản xuất và dịch vụ nông nghiệp Kênh 10, huyện U Minh Thượng (tỉnh Kiên Giang) vụ khoai mỡ mộng linh năm 2023-2024 các thành viên đã thu hoạch xong và đơn vị đã thu mua củ khoai mỡ và cung ứng cho công ty hơn 170 tấn theo hợp đồng.
Chủ tịch Hội Nông dân xã Bàn Thạch Lê Phú Quý cho biết: Xã Bàn Thạch, huyện Giồng Riềng (tỉnh Kiên Giang) có Chi hội nghề nghiệp trồng dưa leo ấp Cây Trôm, với 15 là thành viên, tổng diện tích đất sản xuất là 4,3ha.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kiên Giang, sản lượng khai thác hải sản và nuôi trồng thủy sản 6 tháng đầu năm 2024 của tỉnh đạt 360.942 tấn, bằng 45,42% kế hoạch năm.
Khởi nghiệp từ mô hình nuôi hươu sao, anh Nguyễn Hoàng Việt (33 tuổi, ở xã Phú Kiết, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang) đã phát triển thành một trong những hợp tác xã nông nghiệp điển hình của tỉnh Tiền Giang với hiệu quả sản xuất, kinh doanh con giống cùng các sản phẩm từ nhung hươu.
Ở huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang phong trào chăn nuôi gia cầm phát triển khá mạnh, trong đó, có mô hình nuôi gà tre theo quy mô trang trại an toàn sinh học của gia đình chị Thị Hoanh (46 tuổi), ngụ ấp Tân Lợi, xã Giục Tượng đạt lợi nhuận cao, mở hướng sản xuất mới cho nhiều hộ dân.
Anh Võ Hoàng Vĩnh, ngụ ấp Vĩnh Bình, xã Vĩnh Tuy, huyện Gò Quao (tỉnh Kiên Giang) thực hiện mô hình nuôi rắn ri voi bán giống. Với hơn 500 cặp rắn bố mẹ, mỗi năm anh Vĩnh bán trên 2.000 con rắn giống, thu nhập 200 triệu đồng.