Hiện tại, anh Ngô Phạm Quốc Trung, thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng (tỉnh Lâm Đồng) người nuôi trùn quế và cũng đang nuôi 50 con gà tre chuyên lấy trứng. Những quả trứng gà tre nhỏ xíu được anh cung cấp cho thị trường với giá 5 ngàn đồng/quả.
Đàn trâu gần 20 con, không cần chăn dắt, đưa về chuồng trại mỗi ngày, chủ cứ vô tư thả hoang trong rừng, năm thì mười hoạ mới vô thăm 1 lần, thành loài động vật "nửa rừng nửa nhà". Đó là cách nuôi trâu trong rừng lạ đời của anh Cil Phlit, thị trấn Lạc Dương, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng.
Khác với nhiều hộ nông dân nuôi chim cút lấy trứng thường, một gia đình ở xã Hòa Ninh, huyện Di Linh (tỉnh Lâm Đồng) chọn con đường nuôi chim cút cho trứng lộn. Tuy quy trình sản xuất cần chú trọng nhiều kỹ thuật hơn nhưng cũng đem lại hiệu quả kinh tế xứng đáng.
Thị trường hoa phong lan, lan rừng đang trở về với giá trị thực. Trong khi nhiều người trồng lan rừng đối diện với không ít khó khăn trong quá trình này thì anh nông dân Ngô Minh Hưng ở thôn 3, xã Hòa Trung, huyện Di Linh (tỉnh Lâm Đồng) vẫn duy trì và phát triển mở rộng được mô hình trồng lan rừng của mình.
Việc thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng kém hiệu quả sang trồng các loại cây ăn trái đặc sản hiệu quả kinh tế cao như trồng sầu riêng không chỉ nâng cao thu nhập của người dân mà còn góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của một xã vùng xa như Nam Ninh (huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng) phát triển.
Giữa vùng đất cà phê xã Đạ Nhim, huyện Lạc Dương (tỉnh Lâm Đồng) có một nông dân đã mở hướng đi mới với việc trồng loại cây mới có tên là cây đô la. Loại cây trồng mới lạ này được cắt cành bán phục vụ cắm hoa. Tuy mới đưa vào sản xuất nhưng mô hình trồng cây đô la bước đầu được đánh giá là thành công...
Anh Nguyễn Huy Minh, nông dân thôn Nhân Hòa, xã Đan Phượng, huyện Lâm Hà (tỉnh Lâm Đồng) vừa đưa khách đi thăm khu vườn trồng rau bò khai 3 ha của gia đình, vừa giới thiệu mô hình canh tác rất dí dỏm: “Đây là tôi làm nông dân kiểu lười, trồng một lần ăn nhiều năm, ít phải sử dụng thuốc men các loại cho rau bò khai”.
Những tấm thép chồi lên mặt cầu gần 1 gang tay, cây sắt phi đứt gãy lởm chởm, người đi xe máy thường xuyên té ngã là thực trạng đang diễn ra trên cây cầu Tổng Đội (xã Đông Thanh, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng).
Được hương dẫn cách làm ăn, hỗ trợ giống vật nuôi như bò giống, heo đen giống của chính quyền địa phương, nhiều hộ dân tại xã Đạ Sar (huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng) đã thoát nghèo, vươn lên phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống.
Tỉnh Lâm Đồng đã phân bổ gần 250 tỷ đồng thực hiện chương trình 135 tại địa phương và hơn 1.700 tỷ đồng thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (giai đoạn 2022-2025) nhằm nâng cao đời sống của người dân.