Theo TS Trần Du Lịch, TP.HCM cần phải nỗ lực phát triển giống như thời kỳ 2006 - 2010, tức là một đồng ngân sách sẽ huy động được 10 đồng đầu tư xã hội.
Giải quyết các điểm nghẽn, xây dựng cơ chế xứng tầm, phát huy vai trò của TP.HCM là những giải pháp cho sự phát triển của vùng Đông Nam bộ.
Bộ Kế hoạch - Đầu tư (KH-ĐT) vừa trình Chính phủ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế sau dịch Covid-19, với quy mô 800.000 tỷ đồng, khoảng 10% GDP (gần 35 tỷ USD), gấp 3,5 lần gói hỗ trợ năm 2021 của Chính phủ.
Theo đề xuất của Bộ Tài chính, tỷ lệ điều tiết để lại cho ngân sách TP.HCM trong năm 2022 dự kiến 21%, tăng thêm 3% so với giai đoạn 2016 - 2021. Liệu con số này có đủ để TP.HCM lấy lại “sức vóc” của mình sau đại dịch khi tỷ lệ này vẫn thấp hơn 2% so với con số mong muốn?
Động lực tăng trưởng và thu ngân sách trong quý 4 của TP.HCM sẽ phụ thuộc lớn vào xuất khẩu, vận tải kho bãi, dịch vụ ăn uống, bán lẻ. Tuy nhiên, theo các chuyên gia kinh tế, việc cân đối ngân sách trong năm 2021 sẽ vô cùng khó khăn với “đầu tàu” kinh tế TP.HCM.