Dù Ấn Độ ngày 29/8 đã cho phép xuất khẩu các chuyến hàng gạo trắng không phải loại basmati đang kẹt ở các cảng, vì lệnh cấm xuất trước đó, nhưng cơn sốt gạo trên thị trường thế giới vẫn chưa hạ nhiệt.
Ấn Độ áp thuế 20% đối với gạo đồ, Myanmar hạn chế xuất khẩu gạo trong 45 ngày khiến nguồn cung gạo thế giới thêm thắt chặt
Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng cao, vượt giá gạo Thái Lan và đắt nhất thế giới. Đánh giá về hiện tượng này, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, đây là tin vui nhưng vẫn có điều đáng lo ngại.
Giá lúa gạo trong nước tăng vọt, vượt xa giá xuất khẩu khiến các doanh nghiệp lâm vào thế khó, phải ngưng thu mua lẫn xuất khẩu.
Ông Nguyễn Duy Thuận, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời, nhận định qua những biến động của thị trường gạo thế giới, khách hàng quốc tế lớn sẽ tới Việt Nam, sẵn sàng tìm kiếm cơ hội nghiêm túc, lâu dài.
Tổng cục Dữ trữ Nhà nước yêu cầu các đơn vị liên quan khẩn trương hoàn thành nhập gạo theo hợp đồng đã ký, đánh giá những ảnh hưởng đến việc thực hiện các hợp đồng mua gạo, bảo đảm đủ nguồn lương thực dự trữ quốc gia trước tình hình giá gạo tăng liên tục.
Hơn một tuần nay, gạo bán lẻ trong nước tại các cửa hàng tăng 5-15% nên một số người dân mua tích trữ. Tuy nhiên, các hệ thống phân phối vẫn bán giá bình ổn, thậm chí còn có các chương trình khuyến mãi.
Giá gạo vẫn tăng những ngày qua, có khi thay đổi 3-4 lần trong ngày. Chủ đại lý tại TP.HCM còn chia sẻ trong 10 năm bán gạo chưa bao giờ thấy giá tăng chóng mặt như vậy.
Giá gạo tăng liên tục, nhiều doanh nghiệp lo ngại giá ảo nên không dám chốt hợp đồng mua bán vì sợ thua lỗ
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ ngành, địa phương triển khai đồng bộ các giải pháp để đảm bảo an ninh lương thực, đồng thời thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu gạo bền vững.