Món ăn được đánh giá là có vẻ ngoài đơn giản nhưng lại là sự kết hợp hoàn hảo giữa kết cấu mỏng giòn cùng hương vị thơm ngon hòa quyện của các nguyên liệu. Đây là một món ăn đặc biệt được yêu thích khắp cả ba miền, và cũng tùy vào từng vùng sẽ có những cách chế biến và thưởng thức khác nhau. Loại bánh này làm từ bột với phần nhân đa dạng như tôm, mực, thịt bò... Món bánh xèo đặc biệt nổi tiếng ở hai miền Trung và Nam. Cách biến tấu phù hợp khẩu vị mỗi nơi đã tạo nên những chiếc bánh xèo ngon bậc nhất Việt Nam.
Bánh xèo
Bánh xèo miền Trung
Ở miền Trung, vỏ bánh làm từ bột gạo và thêm bột nghệ để tạo màu vàng. Nếu đến các tỉnh vùng Duyên hải Nam Trung Bộ như Bình Định, Phú Yên, bạn sẽ thấy nhiều hàng bán bánh xèo vỏ trắng do chỉ dùng bột (không thêm màu). Sự bình dị trong cách làm bánh khiến nhiều vị khách có cảm tình ngay từ cái nhìn đầu tiên.
Khuôn đúc bánh xèo miền Trung khá nhỏ, làm bằng gang cứng
Do vị trí địa lý gần biển, bánh xèo miền Trung có phần nhân thiên về hải sản như tôm, mực... Nếu từng ăn ăn bánh xèo ở Phú Yên, bạn sẽ thấy phần nhân chỉ có 1-2 con mực kèm theo ít giá, hẹ để giảm ngấy. Điểm đặc biệt của bánh xèo miền Trung là phần nhân đơn giản nhưng chất lượng. Mực và tôm to, ăn khá đã.
Khuôn đúc bánh xèo miền Trung khá nhỏ, làm bằng gang cứng. Đường kính mỗi khuôn đúc khoảng 15-20 cm. Khi đúc, người miền Trung có xu hướng cho nhiều dầu để bánh giòn, nhanh chín.
Bánh xèo miền Trung có nước chấm là mắm đục, ăn kèm cải xanh, xà lách, diếp cá, húng quế
Một chiếc bánh xèo ngon còn phải phụ thuộc vào phần nước chấm. Khi du lịch miền Trung, du khách sẽ được thử một loại mắm có màu nâu, hơi đặc. Người dân gọi đây là mắm đục. Loại này thường được trộn kèm chanh, ớt. Các loại rau ăn kèm gồm cải xanh, xà lách, diếp cá, húng quế.
Do kích thước nhỏ, thực khách có thể ăn nguyên miếng bánh xèo miền Trung hoặc cắt đôi.
Bánh xèo miền Tây
Vỏ bánh miền Nam (hoặc miền Tây) tương đối giống nhau với bột gạo, chút cốt dừa và hành lá. Tuy nhiên, ở miền Nam, không ít người bán đang có xu hướng dùng bột bánh bán sẵn. Do đó, vỏ thường giòn hơn so với bánh ở miền Trung.
Bánh xèo miền Nam có sự đa dạng trong nhân. Dù các thành phần không to như bánh xèo miền Trung, du khách vẫn thích thú vì được cảm nhận nhiều hương vị từ tôm, thịt bò, thịt ba rọi... Tất cả đều được xào chung trước khi cho vào vỏ bánh.
Trong khi đó, bánh xèo miền Nam lại được đúc trên chảo lớn. Họ đổ lớp bột làm vỏ mỏng khắp chảo. Điều này khiến phần cạnh bánh giòn tan, ăn rất vui miệng. Đi sâu hơn vào khu vực miền Tây, du khách sẽ thấy những khuôn đúc "đại tướng" đặc trưng.
Bánh xèo miền Nam nổi bật với nước chấm chua ngọt được pha chế cầu kỳ bằng nước mắm, giấm, đường, chanh... Ớt và tỏi được thêm vào tùy khẩu vị mỗi người. Trong bát nước chấm, người bán còn cắt thêm vài lát đu đủ hoặc cà rốt.
Bánh xèo miền Nam lại được đúc trên chảo lớn.
Với bánh xèo miền Nam, phần rau ăn kèm khá đa dạng, có thể lên tới hàng chục loại. Lựa chọn được nhiều người yêu thích là xà lách cuốn chuối, xoài.
Bánh xèo miền Nam thường được cắt làm 4 do kích thước to. Thực khách ăn bánh xèo miền Tây ít dùng bánh tráng cuốn, đa số chọn những lá cải xà lách hay cải xanh to bản để cuốn.
Miền Bắc cũng có bánh xèo nhưng hương vị không khác biệt so với miền Tây và Trung. Nhân bánh người Bắc thường dùng là thịt ba rọi hoặc tôm, hành tây, mấn hương và các loại rau ăn kèm như giá đỗ…
Chưa hết, khi ăn, có thêm 5 -7 loại rau thơm và bên ngoài là lớp bánh tráng mỏng. Nước chấm món bánh xèo miền bắc này cũng lắm công phu. Đây là sự kết hợp của tỏi, giấm, ớt, mắm,… tạo ra thứ mắm nêm ngọt ngọt, chua chua nhưng lại tê tê đầu lưỡi. Nếu không có nước chấm này, món ăn cũng không còn trọn vẹn nữa.
Sau 3 năm gián đoạn vì dịch Covid-19, Lễ hội miếu Bà Bình Dương năm nay lại đón hàng ngàn người về TP.Thủ Dầu Một lễ rước Cộ Bà Thiên Hậu Thánh Mẫu.
Rằm Tháng Giêng rơi vào cuối tuần nên lượng người đổ về chùa Ngọc Hoàng ở TP.HCM rất đông. Các bãi đỗ xe dã chiến bên ngoài chùa ngưng nhận khách vì hết chỗ.
Như nhiều dân tộc khác, đối với đời sống người Tày, bếp lửa có vai trò vô cùng quan trọng. Bếp lửa vừa là chỗ đun nấu, bảo quản lương thực, vừa là nơi thờ Thần bếp lửa nhằm xua đuổi tà ma, đề phòng thú dữ và cầu mong sự may mắn, đầm ấm, no đủ.
Nhìn lại thế mạnh, tìm giải pháp để bứt phá theo hướng đa dạng hóa sản phẩm du lịch; Phát triển các thế mạnh du lịch địa phương là vấn đề đã và đang được ngành du lịch Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) quan tâm.
Luộc gà cánh tiên đã chẳng dễ, tạo dáng gà bay càng khó hơn.
Từ cho nai sừng tấm uống thức uống có cồn đến xả nước bồn cầu sau 22h, mỗi vùng, mỗi quốc gia lại có những điều luật đặc biệt, khiến du khách không khỏi ngỡ ngàng.