Cá đét là một đặc sản có nhiều ở miền Trung, trong đó có nhiều nhất ở vùng biển Phú Yên, Quảng Ngãi, Đà Nẵng. Lý giải về cái tên của nó, người dân nơi đây cho biết cá sở hữu thân dài khoảng 30-40cm, gần giống cá chình nhưng nhỏ và dẹt hơn, gầy hơn nên nó gắn với cái tên cá đét. Cũng có cách giải thích khác, con cá này nhỏ dài, chỉ mỗi cách chế biến xẻ hoặc để nguyên con phơi khô nên gọi là khô đét.
Loại cá này có hình dáng không ưa nhìn vì thuộc giống da trơn, lại dài, trông như con lươn hoặc con rắn. Cá đét chủ yếu tìm thấy vào các tháng mùa nắng từ tháng 4 – 9. Trước đây, cá đét gắn với bữa cơm nghèo khó của người dân vùng biển. Sau mỗi chuyến đi biển, thu hoạch được cá đét, dân vùng biển lại mang về chế biến thành các món ăn, trong đó phổ biến nhất món cá đét kho. Tuy nhiên, loại cá này không nhiều thịt, thịt bở, lại có xương dăm nên không được ưa chuộng.
Anh Hoàng Văn Thịnh (người sống ở khu vực biển Quảng Nam) cho biết, cá đét có mùi vị riêng nhưng ít thịt, hình dáng lại không ưa nhìn nên nó không được giá như các loại cá khác. "Mỗi chuyến thuyền đánh cá về có đủ các loại tôm cá. Cá đét số lượng tuy không nhiều nhưng giá cũng rất rẻ, hoặc chủ yếu mang về nhà ăn. Khi chế biến cá đét trước tiên phải rửa sạch bằng chanh hoặc khế mới làm sạch được phần nhớt của nó và khử mùi tanh. Sau đó, đem cá ướp cùng gia vị nhưng thứ không thể thiếu đó là sả. Cá đét kho càng kỹ vị càng ngon, thịt cá không tanh, mềm mà không nát.
Ngày đó, nồi cá đét kho thơm phưng phức, ăn cùng cơm nóng, đơn giản vậy mà ngon vô cùng. Giờ đây, ở quê mọi người ít khi kho cá như xưa mà chủ yếu chiên giòn, nướng sả ớt, rang muối, um, lẩu...".
Từ loại cá bị chê, giá rẻ, khoảng 3-5 năm trở lại đây, cá đét khô đã lột xác thành một đặc sản, sánh vai cùng mực khô, cá cơm, cá bò khô... và được bán trên thị trường, trên các sàn thương mại điện tử với giá không hề rẻ. Con cá đét nhờ vậy đã giúp nhiều hộ cư dân vùng biển Quảng Nam - Đà Nẵng thoát nghèo, có nguồn thu nhập ổn định.
Theo khảo sát, cá đét khô hoặc cá đét khô tẩm gia vị được đóng gói cẩn thận, giá lên tới 230.000 đồng/kg. Để mua được cá đét khô ngon, anh Thịnh chia sẻ, mọi người nên mua ở những nơi uy tín, hoặc nhìn màu sắc và ngửi mùi của cá, tránh mua phải cá đét khô để quá lâu, không bảo quản cẩn thận, bị ẩm mốc, ăn vừa mất dinh dưỡng lại ảnh hưởng tới sức khỏe.
Anh Chính nói thêm, để làm được khô cá đét ngon, dứt khoát phải chọn cá thật tươi. Ngoài ra còn phụ thuộc vào bí quyết ướp cá, tùy theo kinh nghiệm và thời tiết mà “độ muối”, “độ nắng” cũng thay đổi. Cá vừa mới bắt được các ngư dân làm ngay bằng cách cắt bỏ đầu, rửa sạch, xẻ đôi rồi nấu nước muối pha ít hạt nêm với độ mặn vừa phải để ngâm cá.
Sau khi làm sạch và tẩm ướp, cá được trải lên vỉ đặt lên giàn cao, cách mặt đất từ 1-1,5m để phơi, tránh bị dính cát. Nắng vừa đủ gắt để cá se mình, dẻo thịt, không bở mà vẫn giữ nguyên vị ngọt của cá. Cứ 5 kg cá tươi mới làm được 1 kg cá khô. Những con to sẽ được bán với giá khoảng 100.000 đồng/kg, với những con nhỏ hơn sẽ có mức giá từ 70.000 – 80.000 đồng/kg.
Khô cá đét ngoài món nướng còn có thể chiên giòn, xào chua ngọt, xốt me, nướng sa tế… kiểu nào cũng ngon, thơm phức, là món nhậu có mặt ở các nhà hàng Hà Nội, TP.HCM. Khô cá đét được chuộng bởi không chỉ ngon mà còn khá tiện dụng. Khách mua về có thể trữ trong tủ lạnh, hôm nào lười đi chợ hay nhà có khách đột xuất, chỉ cần lấy rồi chiên vàng trong vài phút là đã có món lai rai ăn chơi hoặc bữa cơm đậm đà hương vị.
Những người sành ăn hải sản cho biết cá đét khô không cần chế biến nhiều cho mất hương vị, nướng cá đét phải để lửa than liu riu, không để lửa già.
Với những người xa quê hoặc du khách đến với vùng biển này, ai cũng muốn được một lần thưởng thức hương vị của cá đét khô. Khi về, họ mua làm quà cho người thân, bạn bè. "Ở thành phố cũng có bán cá đét hoặc trên sàn thương mại điện tử không thiếu, nhưng tôi muốn mua tận gốc, vừa đảm bảo giá lại mềm hơn nên thỉnh thoảng lại gom một mẻ, vừa bán cho đồng nghiệp và chợ chung cư, vừa để ăn. Bọn trẻ nhà mình thích mê món khô cá đét nướng hoặc rim tỏi", chị Trà Giang (ở Hà Nội) chia sẻ.
Theo Bộ Công Thương, nếu Nhà nước không có công cụ kiểm soát giá xăng dầu, sẽ có thể gây thiếu hụt, đứt gãy nguồn cung và hiện tượng thiếu hàng, sốt giá ở vùng sâu, vùng xa.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Sở Công Thương TP.HCM yêu cầu các đơn vị tăng cường biện pháp quản lý giá, đảm bảo cung cầu hàng hóa, ổn định thị trường các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu trên địa bàn dịp cuối năm 2024 và dịp Tết.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hôm nay 18/11 nối lại việc bán vàng miếng SJC ra thị trường thông qua 4 ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước và công ty SJC; giá bán là 83,5 triệu đồng/lượng.
Vàng miếng lẫn vàng nhẫn tại nhiều cửa hàng TP.HCM sáng nay hết sạch. Trong khi đó, các công ty tăng mạnh giá mua vào để thu hút vàng từ người dân.
Giá vàng thế giới đang ở vùng thấp nhất tính từ giữa tháng 9 trong bối cảnh đồng USD và tiền điện tử (cụ thể là Bitcoin) tăng giá mạnh từ khi ông Donald Trump -- người ủng hộ tiền điện tử -- đắc cử tổng thống Mỹ ngày 6/11.