Thứ năm, 28/09/2023

Các hãng bay vẫn lỗ nghìn tỷ đồng, nửa cuối năm liệu có sáng hơn?

13/08/2022 3:59 PM (GMT+7)

Vietnam Airlines lỗ nghìn tỷ trong một quý kinh doanh. Pacific Airlines mới bị Cục Hàng không cảnh báo nguy cơ không đủ điều kiện để tiếp tục hoạt động. Doanh thu tăng vọt nhờ du lịch nhưng mảng hàng không lại "ăn đứt" hết lợi nhuận của Vietravel.

Hàng không phục hồi mạnh mẽ trong quý II/2022 và 6 tháng đầu năm nhưng cũng chưa đủ để các hãng bay dứt lỗ. Dù vậy, với đà tăng này và sự phục hồi của mảng hàng không quốc tế, các hãng có nhiều kỳ vọng hơn vào giai đoạn nửa cuối năm.

Hãng không vẫn lỗ hàng nghìn tỷ đồng

Hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines tiếp tục dẫn đầu về hãng bay lỗ nhiều nhất nửa đầu năm 2022, với tổng lỗ sau thuế lên đến 5.118 tỷ đồng.

Trong quý II/2022, Vietnam Airlines ghi nhận doanh thu hợp nhất đạt 18.323 tỷ đồng, cao gấp 2,8 lần cùng kỳ năm ngoái. Khoản lỗ gộp từ hoạt động kinh doanh chính của Vietnam Airlines đã giảm gần 9 lần, chỉ còn gần 377 tỷ đồng. Lỗ sau thuế trong quý là 2.568 tỷ đồng, giảm 43% so với cùng kỳ năm trước.

Lũy kế 6 tháng đầu năm, Vietnam Airlines ghi nhận 29.944 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 114% so với cùng kỳ. Vietnam Airlines lỗ sau thuế hơn 5.118 tỷ đồng. Dù vậy, kết quả này đã là tích cực khi hãng hàng không quốc gia đã giảm lỗ hơn 40% so với giai đoạn nửa đầu năm 2021.

Các hãng bay vẫn lỗ nghìn tỷ đồng, nửa cuối năm liệu có sáng hơn? - Ảnh 1.

Các hãng hàng không bắt đầu giảm lỗ trong nửa đầu năm 2022. Ảnh: Hồng Phúc

Theo ban lãnh đạo Vietnam Airlines, kết quả phục hồi và giảm lỗ kể trên của hãng đạt được chủ yếu nhờ thị trường hàng không nội địa phục hồi nhanh chóng, hàng không quốc tế dù chưa phục hồi hoàn toàn nhưng vẫn tăng vọt so với năm 2021. Ngoài ra, các công ty con như Skypec, Vaeco, Viags… đều kinh doanh có lãi, tuy nhiên, giá nhiên liệu tăng mạnh và thị trường quốc tế chưa hồi phục như kỳ vọng là nguyên nhân khiến công ty chưa thể thoát lỗ.

Trong khi đó, Pacific Airlines mới bị Cục Hàng không cảnh báo nguy cơ không đủ điều kiện để tiếp tục hoạt động do 2 năm liên tiếp bị âm vốn chủ sở hữu hàng nghìn tỷ đồng. Hiện tại, hãng không đáp ứng được điều kiện vốn tối thiểu 600 tỷ đồng đối với doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển hàng không có đội máy bay từ 11 đến 30 chiếc.

Theo báo cáo tài chính mới nhất của FLC, trong nửa đầu năm 2022, Bamboo Airways ước tính lỗ khoảng 2.100 tỷ đồng. Tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên hồi đầu tháng 7/2022, lãnh đạo hãng bay cho biết doanh thu quý II đã tăng 50% so với quý I và vượt 30% so với kế hoạch đầu năm, nhưng lỗ thì vẫn chưa dứt.

Còn Vietravel Airlines, báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2022 của Vietravel (công ty mẹ của Vietravel Airlines), ghi nhận khoản lỗ gần 7 tỷ đồng, chủ yếu đến từ mảng hàng không. Trong kỳ, doanh thu du lịch của Vietravel tăng vọt lên gần 1.000 tỷ đồng, tăng gấp 4 lần so với cùng kỳ nhưng cũng không "gánh" nổi phần lỗ từ mảng hàng không.

Theo ban lãnh đạo Vietravel, thị trường quốc tế chưa phục hồi, giá nhiên liệu tăng đột biến, mức giá nhiên liệu bình quân tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ nên mặc dù hoạt động kinh doanh của Vietravel Airlines có sự hồi phục và phát triển vượt bậc trong quý II/2022 nhưng doanh thu vẫn chưa thể bù đắp cho các khoản chi phí.

Nhiều triển vọng hơn

Theo đánh giá của SSI Research, tăng trưởng lợi nhuận nửa cuối năm 2022 của các doanh nghiệp trong lĩnh vực hàng không sẽ có nhiều triển vọng hơn, được dự phóng cao hơn nửa đầu năm.

Nguyên nhân là đi lại trong nước có xu hướng hồi phục mạnh. Khách quốc tế ước tính tăng dần đến cuối năm, do không còn kiểm soát biên giới hay cách ly, xét nghiệm Covid-19. Việt Nam cũng là một trong những nước nới lỏng các quy định nhất khu vực vhâu Á - Thái Bình Dương. Nhu cầu tăng giúp các hãng hàng không chuyển chi phí nhiên liệu cho khách hàng, đặc biệt trong dịp nghỉ lễ.

Tuy nhiên, theo SSI Research, tăng trưởng lợi nhuận chưa mạnh do khách quốc tế là nguồn lợi nhuận chính của tất cả các công ty trong ngành (sân bay, dịch vụ hàng không, hãng hàng không), và việc nối lại các đường bay quốc tế ước tính diễn ra chậm trong năm, do các thị trường chính như Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản vẫn chưa mở cửa lại ở nhiều mức độ khác nhau. Do đó, lợi nhuận của cả ngành ước tính tăng mạnh hơn từ năm 2023 trở đi.

Các hãng bay vẫn lỗ nghìn tỷ đồng, nửa cuối năm liệu có sáng hơn? - Ảnh 2.

Hàng không nội địa bắt đầu phục hồi, thậm chí tăng trưởng nóng. Ảnh: Hồng Phúc

Các doanh nghiệp trong mảng hàng không cũng có cùng nhận định về việc thị trường sẽ phục hồi tốt hơn nên sẽ có những chuẩn bị chu đáo hơn.

Vietravel Airlines đặt mục tiêu tăng đội tàu bay sau khi đã tổ chức các đợt tuyển dụng tại Hà Nội và TP.HCM để đào tạo đội ngũ nhân sự, chuẩn bị phục vụ trên các chuyến bay nội địa và quốc tế của hãng vào cuối quý III, đầu quý IV/2022.

Cùng với giá xăng đang có xu hướng giảm liên tục, các hãng cũng áp dụng các biện pháp nhằm tăng doanh thu từ các dịch vụ cộng thêm, vận chuyển hàng hóa (Cargo) và thực hiện điều chỉnh giảm chi phí một cách hợp lý.

Vietjet Air là hãng hàng không duy nhất trong nửa đầu năm nay có lãi. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2022, Vietjet ghi nhận 16.112 tỷ đồng doanh thu hợp nhất và lợi nhuận sau thuế hợp nhất 426 tỷ đồng.

Hãng bay này cho biết sẽ tiếp tục thực hiện nhiều biện pháp kiểm soát chi phí chặt chẽ và tiếp tục đẩy nhanh các dự án chuyển đổi số nhằm tối ưu hóa chi phí hoạt động, đồng thời tận dụng các chính sách hỗ trợ từ Chính phủ bao gồm giảm 50% chi phí hạ cất cánh, chính sách thuế bảo vệ môi trường nhiên liệu bay giảm còn 1.000 đồng/lít… nhằm đẩy nhanh quá trình phục hồi và phát triển trong bối cảnh giá nhiên liệu tăng cao.

Ban lãnh đạo Vietjet cho hay đã đạt được thỏa thuận với Boeing về tái cấu trúc, tiếp tục thực hiện hợp đồng đặt mua 200 tàu bay Boeing 737, giúp hãng đảm bảo kế hoạch mở rộng đội tàu bay và đáp ứng chiến lược phát triển trong tương lai.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Nâng cấp thành thị trường mới nổi có thể giúp Việt Nam "hút" thêm 10 tỷ USD đầu tư gián tiếp mới

Nâng cấp thành thị trường mới nổi có thể giúp Việt Nam "hút" thêm 10 tỷ USD đầu tư gián tiếp mới

Ước tính từ World Bank cho thấy, việc nâng cấp thành thị trường mới nổi có thể mang đến thêm 10 tỷ USD đầu tư gián tiếp mới cho Việt Nam, trong đó riêng năm đầu tiên có thể tiếp nhận thêm từ 2 - 5 tỷ USD.

Các công ty tài chính đang "khó tứ bề"

Các công ty tài chính đang "khó tứ bề"

Kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm mới đây cho thấy một bức tranh không mấy sáng sủa của các công ty tài chính khi lợi nhuận của nhiều đơn vị sụt giảm sâu, thậm chí lỗ lớn. Phải chăng, những "con gà đẻ trứng vàng" đã hết thời?

Tìm cách hạ nhiệt tỉ giá

Tìm cách hạ nhiệt tỉ giá

Động thái phát hành tín phiếu để giảm áp lực và kìm hãm đà tăng của tỉ giá ở thời điểm này là cần thiết

Đấu giá tài sản: Đặt cọc bao nhiêu để tránh thông đồng, 'thổi giá'?

Đấu giá tài sản: Đặt cọc bao nhiêu để tránh thông đồng, 'thổi giá'?

Đại biểu Quốc hội cho rằng, với những tài sản có ảnh hưởng lớn như tài chính, đất đai, mức cọc phải từ 20-30% để tránh việc bỏ cọc sau khi đã đẩy giá lên tạo ra tín hiệu sai lệch cho thị trường.

Các thương hiệu xa xỉ bỏ hàng triệu USD mời thần tượng K-pop làm đại sứ

Các thương hiệu xa xỉ bỏ hàng triệu USD mời thần tượng K-pop làm đại sứ

Nhiều nghệ sĩ K-pop hiện đang là gương mặt đại diện cho các thương hiệu cao cấp châu Âu.

Nếu bạn có ngân sách eo hẹp...

Nếu bạn có ngân sách eo hẹp...

Trong bài viết này, các chuyên gia sẽ giải thích tiền ảnh hưởng đến hạnh phúc như thế nào và cách sử dụng tiền ra sao để bạn cảm thấy thoải mái hơn - ngay cả khi ngân sách tài chính eo hẹp.