UBND TP.HCM đã có quyết định chấm dứt việc giết mổ tại các lò thủ công từ năm ngoái. Từ ngày 1/4/2023, hoạt động giết mổ trên địa bàn Thành phố phải đưa vào các lò công nghiệp. Toàn thành phố có 7 cơ sở giết mổ, trong đó có 5 nhà máy giết mổ gia súc tập trung, công nghiệp (tại huyện Củ Chi, huyện Hóc Môn, quận Bình Thạnh) và 1 cơ sở giết mổ gia súc tại huyện Cần Giờ, 1 Trung tâm giết mổ gia cầm.
Bảy cơ sở này mỗi đêm giết mổ bình quân 5.500 - 6.000 con heo, 7 - 10 con bò và 75.000 - 80.000 con gà. Trong đó, lượng heo giết mổ chiếm khoảng 60% tổng nguồn cung thịt heo trên thị trường thành phố.
Sau khi đưa vào hoạt động giết mổ công nghiệp, nhiều chủ lò mổ công nghiệp than không có khách hàng. Đại diện Công ty TNHH Dịch vụ An Hạ cho biết, doanh nghiệp đã đầu tư 300 tỷ đồng để đầu tư lò mổ công nghiệp.
Trước đây vận hành lò mổ thủ công, mỗi ngày doanh nghiệp giết mổ khoảng 1.800 - 2.000 con heo. Nhưng khi vận hành lò mổ công nghiệp, chỉ còn 500 - 600 con/ngày. Phí giết mổ công nghiệp cao hơn giết mổ thủ công 2-3 lần, khó thu hút thương lái sử dụng dịch vụ.
“Chi phí đầu tư xây dựng và vận hành của các nhà máy giết mổ công nghiệp khá cao, nhưng giá giết mổ thu của các chủ gia công vẫn hỗ trợ như trước khi đầu tư nhà máy, không tăng giá. Do đó, về lâu dài dễ phát sinh tình trạng mất cân đối thu chi, hoàn vốn, khó cạnh tranh với các cơ sở ở các tỉnh”, bà Lê Đinh Hà Thanh - Chi Cục phó Chi cục chăn nuôi và thú y TP.HCM cho biết.
Từ khi chuyển sang giết mổ công nghiệp, nguồn heo giết mổ trên địa bàn thành phố giảm khoảng 700 - 1.200 con/ngày (giảm khoảng 10-15% so với trước ngày 1/4/2023). Nguyên nhân là một số chủ gia súc dịch chuyển về Long An, Bình Dương để giết mổ hoặc chuyển đổi sang hình thức kinh doanh thịt, không mua heo sống về để giết mổ. Lượng thịt heo từ các tỉnh đưa về thành phố tiêu thụ tăng khoảng 500-1.300 con (tăng khoảng 15-20%).
Báo cáo mới nhất về kết quả thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành chăn nuôi heo trên địa bàn TP.HCM năm 2024 và phương hướng hoạt động năm 2025 cho biết, hiện nay, trên địa bàn TP.HCM có 7 cơ sở giết mổ gồm 6 cơ sở giết mổ heo (trong đó, 5 cơ sở giết mổ công nghiệp, 1 cơ sở giết mổ thủ công tại huyện Cần Giờ) và 1 cơ sở giết mổ gia cầm.
Các nhà máy giết mổ gia súc công nghiệp trên địa bàn Thành phố hiện vận hành đạt bình quân khoảng 50% công suất thiết kế, vẫn đang tích cực chủ động tìm thêm đối tác để hợp tác giết mổ gia súc nhằm đảm bảo công suất giết mổ đạt từ 80 - 100% theo định hướng.
Hiện các đơn vị giết mổ công nghiệp trên địa bàn TP.HCM gồm: Vissan (quận Bình Thạnh), An Hạ, Sagri, Lộc An (huyện Củ Chi) và Xuân Thới Thượng (huyện Hóc Môn).
“Ông lớn” ngành sữa Nhật Bản là Glico chọn Việt Nam là thị trường ra mắt sản phẩm sữa bột mới dành cho trẻ em từ 3 tuổi, trước cả Nhật Bản. Phía tập đoàn đánh giá Việt Nam là một thị trường sữa rất tiềm năng.
Tháng 11, có 8 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng và 3 nhóm hàng có chỉ số giá giảm. Trong đó, giá điện và giá nhà thuê là nguyên nhân chính khiến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của tháng tăng lên.
Người dân cần nắm thông tin giá vé, giờ hoạt động... của tuyến Metro 1 Bến Thành - Suối Tiên (TP.HCM) để có thể đi lại bằng phương thức này, bắt đầu từ ngày 22/12/2024.
Tuy giá Bitcoin đã lần đầu vượt mốc 100.000 USD nhưng giới đầu tư quốc tế vẫn có người dám "mua cao, sẽ bán cao hơn" trong bối cảnh nước Mỹ thời Trump 2.0 muốn trở thành trung tâm tiền điện tử toàn cầu.
Chính phủ Việt Nam và NVIDIA, tập đoàn số 1 thế giới về cung cấp chip AI, vừa ký thỏa thuận về hợp tác thành lập Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển về trí tuệ nhân tạo (AI) của NVIDIA và Trung tâm Dữ liệu AI tại Việt Nam.
Ngành điện khuyến cáo người dân nâng cao cảnh giác trước tình trạng một số đối tượng mạo danh nhân viên điện lực gọi điện lừa người dân chuyển tiền.