Thứ ba, 26/11/2024

Các thị trường khách quốc tế đến Việt Nam phục hồi không đều

XM

03/09/2022 1:00 PM (GMT+7)

Theo Tổng cục Du lịch, trong 8 tháng đầu năm, Việt Nam đón trên 1,4 triệu lượt khách quốc tế, trong đó riêng tháng 8/2022 có 486,4 nghìn lượt khách, tăng 38% so với tháng trước. Số liệu thống kê cho thấy các thị trường khách quốc tế đang dần phục hồi tuy nhiên tốc độ không đồng đều.

Các thị trường khách quốc tế đến Việt Nam phục hồi không đều - Ảnh 1.

Khách quốc tế tham quan di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội).

Một số thị trường ở Đông Nam Á phục hồi tốt. Khách từ Campuchia trong tháng 8/2022 thậm chí tăng 205% so với cùng kỳ năm 2019, thời điểm trước dịch COVID-19. Thị trường Lào cũng tăng 136%.

Trong khi đó, tốc độ phục hồi của các thị trường từ châu Âu cho thấy tín hiệu khả quan. Tuy số lượng khách đến trong tháng 8/2022 chưa nhiều nhưng khoảng cách so với mức năm 2019 đã dần thu hẹp. Với 10,8 nghìn lượt khách Đức, 12,6 nghìn lượt khách Anh và 10,4 nghìn lượt khách Pháp, mức giảm của các thị trường này là khoảng từ 35% đến 60% so với cùng kỳ năm 2019.

Theo đánh giá của Tổng cục Du lịch, các thị trường khu vực Đông Bắc Á có tốc độ phục hồi chậm nhất do vẫn áp dụng chính sách phòng chống dịch nghiêm ngặt. Tháng 8/2022, Việt Nam đón 11,9 nghìn lượt khách Trung Quốc, vẫn giảm 98% so với mức trước đại dịch; Đài Loan (Trung Quốc) là 15,3 nghìn lượt (-81%); Nhật Bản là 25,8 nghìn lượt (-73%).

Bên cạnh đó, khách từ thị trường Nga chỉ đạt 2,7 nghìn lượt (-93%). Nguyên nhân chính do xung đột Nga - Ukraine kéo dài, làm gián đoạn kết nối hàng không cũng như thị trường du lịch.

Theo công cụ theo dõi xu hướng du lịch của Google, lượng tìm kiếm cơ sở lưu trú du lịch tại Việt Nam trong tháng 8/2022 tăng gần 7 lần so với thời điểm đầu tháng 3/2022. Trong khi đó, lượng tìm kiếm về hàng không quốc tế tới Việt Nam tăng hơn 3 lần.

Tốp 10 quốc gia tìm kiếm nhiều nhất về du lịch Việt Nam lần lượt là: Mỹ, Singapore, Úc, Ấn Độ, Nhật Bản, Thái Lan, Pháp, Đức, Anh, Canada. - Các điểm đến được cộng đồng quốc tế tìm kiếm nhiều nhất là TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Phú Quốc, Hội An, Nha Trang, Đà Lạt, Phan Thiết, Huế, Vũng Tàu.

Theo kịch bản tăng trưởng mới nhất của Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO), khách du lịch quốc tế trên toàn cầu năm 2022 sẽ đạt 55% đến 70% mức trước đại dịch (năm 2019). Trong đó, châu Âu đạt 65%-80%; châu Mỹ đạt 63%-76%. Khu vực châu Á - Thái Bình Dương được dự báo chỉ đạt tối đa 30% do nhiều nơi vẫn còn áp dụng chính sách phòng chống dịch chặt chẽ.

Trong khi đó, thị trường du lịch nội địa đã hồi phục hoàn toàn với 79,8 triệu khách du lịch nội địa trong 8 tháng 2022, vượt 19,8 triệu so với mục tiêu cả năm 2022 và tăng 33,6% so với cùng kỳ năm 2019. Tổng thu từ khách du lịch trong 8 tháng đầu năm 2022 ước đạt 356,6 nghìn tỷ đồng, đạt 80,6% so với cùng kỳ năm 2019.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Chính phủ chỉ đạo tăng cường quản lý nhà nước về thương mại điện tử

Chính phủ chỉ đạo tăng cường quản lý nhà nước về thương mại điện tử

Thủ tướng nhấn mạnh các bộ, ngành, địa phương cần nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý hoạt động thương mại điện tử; bảo vệ sản xuất trong nước, tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại, tạo môi trường xuất nhập khẩu minh bạch, công bằng, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Black Friday làm nhiều nơi phải không ngừng châm hàng, khách hàng tấp nập

Black Friday làm nhiều nơi phải không ngừng châm hàng, khách hàng tấp nập

Do nhiều người tại TP.HCM đổ xô đi mua sắm sớm sớm trước Black Friday, nhiều chỗ thi nhau giảm giá mạnh và liên tục đưa thêm hàng lên kệ để đáp ứng nhu cầu của khách.

Doanh nghiệp muốn tự quyết giá xăng dầu, Bộ Công Thương nói gì?

Doanh nghiệp muốn tự quyết giá xăng dầu, Bộ Công Thương nói gì?

Theo Bộ Công Thương, nếu Nhà nước không có công cụ kiểm soát giá xăng dầu, sẽ có thể gây thiếu hụt, đứt gãy nguồn cung và hiện tượng thiếu hàng, sốt giá ở vùng sâu, vùng xa.

Nước mắm truyền thống sẽ biến mất nếu bắt buộc sử dụng muối I-ốt?

Nước mắm truyền thống sẽ biến mất nếu bắt buộc sử dụng muối I-ốt?

Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.

TP.HCM tăng cường quản lý giá mặt hàng thiết yếu dịp Tết

TP.HCM tăng cường quản lý giá mặt hàng thiết yếu dịp Tết

Sở Công Thương TP.HCM yêu cầu các đơn vị tăng cường biện pháp quản lý giá, đảm bảo cung cầu hàng hóa, ổn định thị trường các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu trên địa bàn dịp cuối năm 2024 và dịp Tết.

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục bán ra vàng miếng SJC

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục bán ra vàng miếng SJC

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hôm nay 18/11 nối lại việc bán vàng miếng SJC ra thị trường thông qua 4 ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước và công ty SJC; giá bán là 83,5 triệu đồng/lượng.