Sáng 18-2, UBND TP.HCM tổ chức hội nghị trực tuyến tổng kết công tác cải cách hành chính (CCHC) năm 2021 và triển khai công tác CCHC năm 2022 với chủ đề "Thích ứng an toàn, kinh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, tiếp tục nâng cao chất lượng xây dựng chính quyền đô thị, cải thiện môi trường đầu tư, đồng hành cùng doanh nghiệp".
Tại hội nghị, Chủ tịch UBND TP.HCM đã chỉ ra nhiều hạn chế trong công tác CCHC trên địa bàn.
Điển hình như việc ứng dụng số. Theo ông Phan Văn Mãi, trước dịch thành phố tự tin khi chuyển đổi số ở nhóm đứng đầu. Nhưng khi dịch xảy ra thì từ mô hình, quy trình hoạt động, cơ sở dữ liệu, hạ tầng… gặp nhiều khó khăn.
Dữ liệu có nhưng liên thông rời rạc, sự phối hợp giữa các cơ quan với nhau cũng khó và còn rất nhiều bất cập. Do đó, cần tập trung mạnh mẽ đầu việc này trong năm 2022.
Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cho rằng nên chăng có Luật Đô thị đặc biệt dành cho thành phố để có "cái áo" vừa vặn và phù hợp
Chủ tịch UBND TP.HCM còn nhắc đến "điểm tắc" rất lớn trong giải quyết thủ tục hành chính là sự phối hợp giữa các cơ quan chuyên môn thuộc UBND TP, giữa các cơ quan của thành phố với các quận huyện, giữa các cấp các ngành.
"Nếu chúng ta mà chưa giải quyết được vấn đề này thì khó mà nói ra bên ngoài với người dân và doanh nghiệp" – ông Phan Văn Mãi nói và đề nghị các sở ngành, quận huyện cần phân tích kỹ để có giải pháp cải thiện trong năm 2022.
Đây phải một nhiệm vụ trọng tâm của TP.HCM cần tháo gỡ, bằng cách rà soát lại để có một chỉ thị về CCHC, trong đó có quy chế phối hợp giữa các cơ quan giải quyết thủ tục hành chính.
Ông Phan Văn Mãi cũng cho rằng cần lập tổ công tác để thúc đẩy việc xử lý thủ tục hành chính giữa các ngành, các địa phương.
Đề cập đến mô hình chính quyền đô thị, Chủ tịch UBND TP.HCM cho hay đến tháng 7-2022, thành phố sẽ sơ kết một năm thực hiện mô hình này.
Do đó, các sở ngành, quận huyện tập trung từ nay đến lúc ấy tiến hành sơ kết để nhận diện từng vấn đề, từ đó kịp thời điều chỉnh, kiến nghị và tìm giải pháp tháo gỡ. "Những mô hình, giải pháp hay đã được khẳng định thì cần nhân rộng để có tính đồng bộ cho cả thành phố" – Chủ tịch UBND TP.HCM nhắc.
Ông Phan Văn Mãi cũng cho biết thành phố sẽ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết 54 của Quốc hội về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố. Từ tổng kết này, TP.HCM sẽ có đề xuất với Quốc hội.
Theo Chủ tịch UBND TP.HCM, trong quá trình tổng kết, thành phố sẽ đánh giá và có hướng đề xuất Quốc hội có tiếp tục, gia hạn, bổ sung điều chỉnh Nghị quyết 54.
Một hướng khác thành phố cũng tính đến là nên chăng có Luật Đô thị đặc biệt dành cho TP.HCM hay có khung pháp lý cho một đô thị đặc biệt để chúng ta có "cái áo" vừa vặn và phù hợp, giống như Hà Nội có Luật thủ đô.
"Đây là trăn trở của lãnh đạo TP.HCM" – Chủ tịch UBND TP.HCM bày tỏ. Ông mong muốn lãnh đạo các sở ngành, quận huyện tiếp tục suy nghĩ và góp ý để có cách tiếp cận phù hợp nhất trong đề xuất khi tổng kết Nghị quyết 54 của Quốc hội.
Trong năm 2021, TP.HCM giải quyết gần 18 triệu hồ sơ
Nhìn lại kết quả thực hiện cải cách hành chính năm 2021, Giám đốc Sở Nội vụ Huỳnh Thanh Nhân cho biết tính đến tháng 12-2021, tổng số hồ sơ các sở, ban, UBND cấp huyện, UBND cấp xã nhận giải quyết là 17.860.458. Những nơi này đã giải quyết 17.401.875 hồ sơ, đang giải quyết 593.976 hồ sơ.
Trong số hồ sơ đã giải quyết có 17.369.632 hồ sơ giải quyết đúng hạn (chiếm tỉ lệ 99.81%) và 32.243 hồ sơ giải quyết quá hạn (chiếm tỉ lệ 0,19%). So với năm 2020, tỉ lệ hồ sơ giải quyết đúng hạn tăng 0,9%.
Trong số 32.243 hồ sơ giải quyết quá hạn, có 32.027 hồ sơ đã được thực hiện Thư xin lỗi (chiếm tỉ lệ 97,02 %), tập trung vào lĩnh vực đất đai và lĩnh vực khiếu nại, tố cáo
Số lượng hồ sơ được cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 là 3.268.394 hồ sơ. Hiện nay, tổng số dịch vụ công trực tuyến là 805/1746 thủ tục hành chính, đạt tỉ lệ hơn 46%.
Trong năm, thành phố phê duyệt danh sách tinh giản biên chế đối với 545 trường hợp.
Chủ tịch Tập đoàn 911 - ông Lưu Đình Tuấn đã đột ngột từ trần chỉ 1 ngày trước Đại hội cổ đông bất thường của công ty này.
17 đoàn tàu của tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên đã được đăng kiểm và cấp chứng nhận an toàn sau thời gian chạy thử nghiệm.
Theo dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, các doanh nghiệp nhà nước sẽ không được rót vốn vào bất động sản, ngân hàng, bảo hiểm, các quỹ đầu tư mạo hiểm, công ty quản lý chứng khoán... trừ đơn vị có chức năng đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước, kinh doanh trong các lĩnh vực này.
Mai Thị Hồng Hạnh, Giám đốc Công ty Xuyên Việt Oil, đã dùng tiền để mua chuộc cán bộ. Sau khi nhận 250.000 USD từ Hạnh, 2 cựu Vụ phó và Vụ trưởng Vụ thị trường trong nước, Bộ Công Thương đã đồng ý tạo điều kiện giúp Xuyên Việt Oil đáp ứng các điều kiện để được cấp lại giấy phép.
Trong Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), cơ quan soạn thảo đề xuất đánh thuế tuyệt đối ở mức rất cao đối với xì gà.
Thời gian qua, lượng khách đặt mua vé máy bay Tết đang có xu hướng tăng cao. Vì thế, các hãng đã có kể hoạch điều chỉnh, bổ sung tăng tải để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân.