Quốc lộ 29 bắt đầu từ giữa đèo Cả trên quốc lộ 1A, chạy xuống cảng Vũng Rô rồi men theo bờ biển lên phía Bắc và nhập vào Đại lộ Hùng Vương, vào thành phố Tuy Hòa.
Hải đăng Đại Lãnh. Ảnh: Ngô Hòa Nam
Đoạn đường chỉ khoảng 40km nhưng tuyệt đẹp với một bên là biển, một bên là núi. Đường rộng, tốt và xe cộ khá thưa thớt, nên có thể chạy xe máy rất thoải mái để thưởng ngoạn phong cảnh nơi này.
Hải đăng Đại Lãnh trên Mũi Điện – điểm A8 của đường cơ sở lãnh hải Việt Nam – từng một thời được xem là cực Đông trên đất liền, nơi “đón tia nắng đầu tiên trên đất liền” của nước ta. Bãi Môn ngay dưới chân Mũi Điện, có một dòng suối nước ngọt trên núi chảy xuống biển, là một nơi tuyệt vời để hạ trại và tắm biển. Ảnh: Ngô Hòa Nam
Từ đèo Cả rẽ vào Quốc lộ 29, điểm nhấn đầu tiên là Hải đăng Đại Lãnh – điểm A8 trên đường cơ sở thẳng, dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam – một thời từng được coi là điểm cực Đông trên đất liền của Việt Nam (thực tế đó là Mũi Đôi ở Khánh Hòa). Dưới chân Mũi Điện là Bãi Môn – một bãi biển tuyệt đẹp để cắm trại, tắm biển.
Những đụn cát ven biển trên QL29. Ảnh: Ngô Hòa Nam
Con đường tiếp tục uốn lượn lên xuống theo bờ biển và triền núi, với những đụn cát đổ bóng theo ánh nắng chiều. Rồi đường vắt qua cửa sông Đà Nông để nhập vào Đại lộ Hùng Vương.
Cửa sông Đà Nông đổ ra biển. Ảnh: Ngô Hòa Nam
Thạch Bi Sơn – núi Đá Bia nhìn từ cầu Đà Nông trên QL29. Ảnh: Ngô Hòa Nam
Trên cầu Đà Nông, một bên là cửa sông đổ ra biển xanh ngắt với những doi cát nổi lên giữa lòng sông, một bên sừng sững bóng Thạch Bi Sơn – núi Đá Bia lịch sử.
Cửa sông Đà Nông với doi cát nổi lên kéo dài tới giữa lòng sông. Ảnh: Ngô Hòa Nam
Sau khi vượt qua cổng sân bay Đông Tác, cầu Hùng Vương dẫn vào nội đô thành phố Tuy Hòa đã hiện ra, cong cong bắc qua cửa sông Đà Rằng.
Tháp Nhạn trên núi Nhạn nổi bật giữa trời chiều, trên mặt sông Đà Rằng mờ ảo hơi nước – nhìn từ cầu Hùng Vương nơi cửa biển. Thật là một cảnh tượng kỳ tuyệt. Ảnh: Ngô Hòa Nam
Trong ánh nắng cuối chiều nơi cửa sông, phía xa xa vào nội ô, bóng tháp Chàm trên núi Nhạn nổi bật trên nền trời. Mặt sông Đà Rằng mờ ảo trong màn hơi nước dưới ánh hoàng hôn đẹp mơ màng.
Không chỉ khách trong nước mà khách quốc tế đến TP.HCM dịp lễ 30/4 này cũng tăng mạnh; các tour tham quan di tích lịch sử, thăm địa đạo Củ Chi đông khách từ tháng 3.
Theo đó, tại Hội nghị xúc tiến, quảng bá du lịch Quảng Nam tại Hội chợ VITM Hà Nội 2025, Sở Du lịch Quảng Nam đã công bố chương trình ưu đãi thu hút khách du lịch đến với xứ Quảng.
Nghỉ lễ 30/4 không chỉ thu hút du khách nội địa, kỳ nghỉ lễ 30/4 năm nay TP.HCM chứng kiến làn sóng du khách đến từ châu Âu, Mỹ và nhiều quốc gia châu Á.
Có khí hậu mát mẻ quanh năm; sở hữu những cánh rừng xanh bạt ngàn với phong cảnh hữu tình…vì vậy thời gian qua du lịch – “viên ngọc xanh” của Kon Tum đã có sự phát triển mạnh mẽ. Và tiềm năng này sẽ được phát huy mạnh mẽ hơn khi Kon Tum thực hiện sáp nhập tỉnh.
Không chỉ khách trong nước mà khách quốc tế đến TP.HCM dịp lễ 30/4 này cũng tăng mạnh; các tour tham quan di tích lịch sử, thăm địa đạo Củ Chi đông khách từ tháng 3.
Theo đó, tại Hội nghị xúc tiến, quảng bá du lịch Quảng Nam tại Hội chợ VITM Hà Nội 2025, Sở Du lịch Quảng Nam đã công bố chương trình ưu đãi thu hút khách du lịch đến với xứ Quảng.
Nghỉ lễ 30/4 không chỉ thu hút du khách nội địa, kỳ nghỉ lễ 30/4 năm nay TP.HCM chứng kiến làn sóng du khách đến từ châu Âu, Mỹ và nhiều quốc gia châu Á.
Có khí hậu mát mẻ quanh năm; sở hữu những cánh rừng xanh bạt ngàn với phong cảnh hữu tình…vì vậy thời gian qua du lịch – “viên ngọc xanh” của Kon Tum đã có sự phát triển mạnh mẽ. Và tiềm năng này sẽ được phát huy mạnh mẽ hơn khi Kon Tum thực hiện sáp nhập tỉnh.