Nắm bắt tiềm năng lợi thế đó, ông Chương Văn Khanh, cựu chiến binh phường Tân Lộc, quận Thốt Nốt đã mạnh dạn mang cây dâu tây về trồng thử nghiệm. Bước đầu mô hình mang lại hiệu quả kinh tế, mở ra hướng phát triển cho loại cây trồng mới trên xứ cù lao...
Cùng đi với cán bộ Hội đến thăm nhà cựu chiến binh Chương Văn Khanh, tên thường gọi là Út Anh ở khu vực Trường Thọ 1, ai cũng không khỏi ngỡ ngàng khi thấy vườn dâu tây phát triển xanh tốt, trái chín căng mọng, đỏ hồng trong ánh nắng. Dâu tây ở đây không trồng trên luống mà trồng trong chậu, đặt trên các giá hàn bằng sắt cao khoảng 2m, chia thành nhiều tầng dài 3m, cách mặt đất 20cm. Theo chủ vườn, với cách làm này vừa tiết kiệm diện tích đất vừa hạn chế sâu bệnh, thuận tiện việc chăm sóc cây. Nói về cơ duyên đến với cây dâu tây, ông Út Anh cho biết: "Một lần đến chơi nhà người bạn ở địa phương khác, thấy có trồng giống dâu tây nên mua 5 cây về trồng thử... Lúc đầu chưa có kinh nghiệm về kỹ thuật chăm sóc. Nhưng mình chịu khó nghiên, cứu học hỏi thêm qua tài liệu sách báo, internet... Rồi từ từ cũng thành công, cây cho trái nhiều lắm...".
Cũng theo ông Út Anh, đây là giống dâu tây chịu nhiệt New Zealand có khả năng cho trái quanh năm, từ khi xuống giống đến thu hoạch chỉ khoảng 3 tháng. Bình thường cây dâu sẽ phát triển tốt ở môi trường có ánh nắng và độ ẩm vừa phải, tránh mưa lớn có thể làm dập lá. Giá thể trồng chủ yếu là xơ dừa, tro trấu trộn với phân bò để tạo độ ẩm, xốp. Trong quá trình trồng, ông Út Anh chỉ sử dụng các loại phân hữu cơ, hạn chế tối đa thuốc hóa học. "Cây dâu tây có thể gieo trồng bằng hột nhưng mất thời gian lâu quá. Cho nên tôi chọn cách nhân giống bằng ngó sẽ nhanh hơn rất nhiều. Sau khi trồng đủ lớn, cây dâu sẽ mọc ra ngó, khi đầu ngó có phần rễ trắng đâm ra thì cắt phần ngó có rễ này để nhân giống. Trung bình một cây mẹ có thể tách từ 2-3 cây con..." - ông Út Anh chia sẻ kinh nghiệm.
Sau gần 1 năm kiên trì cấy ghép, nhân giống từ ngó của cây dâu mẹ, hiện tại ông Út Anh đang sở hữu gần 500 gốc dâu tây. Nhờ được chăm sóc cẩn thận lại hợp thổ nhưỡng ở cù lao Tân Lộc, dâu tây cho trái sai, mỗi trái to cỡ ngón tay cái, màu đỏ tươi, có mùi thơm, vị chua ngọt, căng tròn mọng nước. Dịp Tết Nguyên đán vừa rồi, ông Út Anh xuất bán hơn 200 chậu dâu tây, mỗi chậu từ 50.000 đồng, thu về gần 10 triệu đồng. Từ thành công bước đầu, chủ vườn đang tiếp tục nhân giống mở rộng quy mô vườn dâu tây. Ngoài ra ông còn tận dụng diện tích trống để trồng thêm các loại rau thủy canh, nho và chanh dây nhằm tạo cảnh quan, hướng đến xây dựng điểm tham quan, trải nghiệm mới phục vụ du khách khi đến với cù lao Tân Lộc. Không chỉ vậy, ông Út Anh còn sẵn sàng cung cấp cây giống, chia sẻ kinh nghiệm, kỹ thuật trồng dâu tây chịu nhiệt cho mọi người có nhu cầu.
Theo ông Cao Văn Tuấn, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh phường Tân Lộc, quận Thốt Nốt: Mô hình trồng dâu tây phù hợp với điều kiện địa phương do lợi thế chiếm ít diện tích đất, chi phí đầu tư thấp nhưng mang lại lợi nhuận cao. Mô hình mới mẻ này đã thu hút sự quan tâm của nhiều hội viên Cựu chiến binh và người dân. "Hội Cựu chiến binh phường đang nghiên cứu để thời gian tới xây dựng một mô hình mới điển hình tiên tiến của Hội, phát động rộng rãi trong cán bộ, hội viên, nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cũng như góp phần phát triển du lịch sinh thái của địa phương...".
Cây dâu tây tưởng như chỉ trồng được ở những vùng có khí hậu ôn đới, thì nay đã "bén rễ", sinh trưởng và phát triển tốt ở Tân Lộc nhờ sự cần cù, sáng tạo của người Cựu chiến binh. Ðây là một mô hình độc đáo, mới lạ, hứa hẹn mở ra một hướng đi mới, góp phần tạo điểm nhấn cho du lịch xứ cù lao...
Theo Bộ Công Thương, nếu Nhà nước không có công cụ kiểm soát giá xăng dầu, sẽ có thể gây thiếu hụt, đứt gãy nguồn cung và hiện tượng thiếu hàng, sốt giá ở vùng sâu, vùng xa.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Sở Công Thương TP.HCM yêu cầu các đơn vị tăng cường biện pháp quản lý giá, đảm bảo cung cầu hàng hóa, ổn định thị trường các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu trên địa bàn dịp cuối năm 2024 và dịp Tết.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hôm nay 18/11 nối lại việc bán vàng miếng SJC ra thị trường thông qua 4 ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước và công ty SJC; giá bán là 83,5 triệu đồng/lượng.
Vàng miếng lẫn vàng nhẫn tại nhiều cửa hàng TP.HCM sáng nay hết sạch. Trong khi đó, các công ty tăng mạnh giá mua vào để thu hút vàng từ người dân.
Giá vàng thế giới đang ở vùng thấp nhất tính từ giữa tháng 9 trong bối cảnh đồng USD và tiền điện tử (cụ thể là Bitcoin) tăng giá mạnh từ khi ông Donald Trump -- người ủng hộ tiền điện tử -- đắc cử tổng thống Mỹ ngày 6/11.