Việc nối lại hoạt động xuất khẩu ngũ cốc từ các cảng của Ukraine được cho là nguyên nhân chính giúp cải thiện triển vọng nguồn cung trên toàn cầu và làm hạ nhiệt giá lương thực.
FAO cho biết Chỉ số giá lương thực thế giới, theo dõi các mặt hàng thực phẩm được giao dịch nhiều nhất trên toàn cầu, đã giảm xuống 138,0 trong tháng 8/2022 so với mức đã sửa đổi của tháng Bảy là 140,7.
Chỉ số này đã giảm từ mức kỷ lục 159,7 được ghi nhận vào tháng 3/2022, ngay sau thời điểm Nga thực hiện chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.
Cụ thể, Chỉ số giá ngũ cốc của FAO đã giảm 1,4% trong tháng Tám so với tháng trước đó, được hỗ trợ bởi yếu tố như các cảng ở Biển Đen của Ukraine được khôi phục hoạt động theo một thỏa thuận ngoại giao và triển vọng thu hoạch lúa mỳ thuận lợi ở các khu vực Bắc Mỹ, Nga. Các Chỉ số giá đối với dầu thực vật, đường, sữa và thịt cũng đều giảm, phần nào phản ánh nguồn cung được cải thiện.
Trong khi đó ở chiều ngược lại, Chỉ số giá ngô lại tăng 1,5% do điều kiện thời tiết khô nóng làm giảm triển vọng sản xuất ở châu Âu và Mỹ.
Mặc dù giảm nhưng Chỉ số giá lương thực thế giới vẫn cao hơn 7,9% so với cùng kỳ năm 2021.
Trước đó, FAO đã hạ dự báo sản lượng ngũ cốc toàn cầu trong năm 2022 xuống 2,774 tỷ tấn từ ước tính trước đó là 2,792 tỷ tấn được đưa ra hồi đầu tháng Bảy. Con số này thấp hơn 1,4% so với sản lượng ước tính của năm 2021.
Nguyên nhân khiến FAO điều chỉnh giảm dự báo sản lượng ngũ cốc toàn cầu trong năm nay là do triển vọng thu hoạch ngô ở khu vực Bắc Bán Cầu đã giảm vì điều kiện thời tiết không thuận lợi. Sản lượng tại Liên minh châu Âu (EU) đã giảm 16% so với mức trung bình 5 năm.
Nhu cầu sử dụng ngũ cốc toàn cầu trong mùa vụ 2022-2023 dự kiến sẽ vượt sản lượng của năm 2022, khiến dự trữ toàn cầu giảm 2,1% so với mùa vụ 2021-2022 trước đó.
FAO cho biết tỷ lệ này sẽ tương ứng với tỷ lệ sử dụng hàng tồn kho (stocks-to-use) là 29,5%, giảm so với mức 30,9% trong mùa vụ 2021-2022, nhưng vẫn là tương đối cao trong lịch sử.
Stocks-to-use là một thước đo thuận tiện về mối quan hệ giữa cung và cầu của hàng hóa. Tỷ lệ này cho biết mức độ tồn kho của bất kỳ hàng hóa nào dưới dạng phần trăm của tổng số sử dụng hàng hóa đó.
Hàng loạt sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu và OCOP được nông dân, doanh nghiệp mang đến Phiên chợ nông sản 2024 tại TP.HCM để giới thiệu với người tiêu dùng, tăng cường xúc tiến thương mại dịp Tết.
Nhiều sàn thương mại điện tử Việt Nam đang chọn bán nông sản online để cạnh tranh
Nhiều doanh nghiệp đang ưu tiên giỏ quà Tết tiết kiệm từ 100.000-200.000 đồng cho Tết Nguyên đán 2025 do tình hình kinh tế vẫn còn khó khăn.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa của TP.HCM năm 2024 đạt 567.982 tỷ đồng, tăng 11% so với năm 2023 (cùng kỳ tăng 9,6%).
Từ ngày 18/12/2024 đến Tết Dương lịch 2025, người dân TP.HCM có thể thỏa sức mua hàng hiệu giảm giá lên đến 80%. Chương trình còn được livestream để người dân cả nước mua sắm online.
Không khí bán hàng Tết Nguyên đán tại chợ Bến Thành (quận 1, TP.HCM) đã rộn ràng lên vì chỉ hơn 1 tháng nữa là đến Tết Ất Tỵ 2025.