Công an đã thực hiện phong tỏa khám xét một căn nhà trên đường Lê Thị Riêng (phường Thới An, quận 12, TP.HCM), để điều tra một đường dây nghi sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Nhóm đối tượng đã chiếm đoạt hơn 770 triệu đồng của khoảng 300 nạn nhân có nhu cầu chuyển tiền từ thẻ tín dụng sang thẻ ATM để rút tiền mặt.
Từ vụ người giúp việc được thuê qua mạng lấy cắp tài sản của chủ nhà ở Huế, cơ quan chức năng khuyến cáo người dân cần cảnh giác khi thực hiện các giao dịch trên mạng xã hội.
Không chỉ phụ huynh tại TP.HCM bị lừa với thủ đoạn "con cấp cứu ở bệnh viện", kẻ gian đã chuyển địa bàn lừa đảo sang tỉnh Long An. Công an TP.HCM đã phát đi cảnh báo và hướng dẫn người dân khi gặp tình trạng này.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa phát đi khuyến cáo nhà đầu tư về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng cách giả mạo các quỹ đầu tư.
Theo cáo buộc, Hùng giả mạo việc lập ngân hàng, huy động vốn của nhiều người, chiếm đoạt hơn 4 tỷ đồng.
Liên quan đến vụ cựu điều tra viên, thiếu tá Nguyễn Tuấn Thanh giả chữ ký của lãnh đạo Công an TP.HCM trong một lần thụ lý vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản, người này khai với cơ quan có thẩm quyền rằng: “Lo sợ bị ảnh hưởng đến thành tích bản thân, sợ bị Viện kiểm sát Nhân dân TP.HCM kiến nghị”.
Cựu thiếu tá Nguyễn Tuấn Thanh, điều tra viên sơ cấp thuộc Cơ quan cảnh sát điều tra (PC02) Công an TP.HCM, bị HĐXX tuyên phạt 12 tháng tù giam vì làm giả chữ ký của lãnh đạo Công an TP.HCM.
Cáo trạng của Viện KSND tối cao cũng đã kiến nghị xử lý hàng loạt cán bộ lãnh đạo thuộc Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM.
Bộ Công an mới đây tiếp tục phát thông báo liên quan đến tình trạng lừa đảo, mạo danh người nước ngoài ở vùng chiến sự nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản của nạn nhân tại Việt Nam. Đây là chiêu trò không mới, được cảnh báo nhiều lần nhưng các đối tượng vẫn áp dụng thành công.