Chiều cuối tuần, Trâm (21 tuổi) chạy xe hơn 30 phút từ nhà riêng ở thành phố Thủ Đức đến phố ẩm thực Hồ Thị Kỷ (quận 10) để gặp bạn thân, Nhi (18 tuổi, ngụ ở quận 8).
Đôi bạn dạo một vòng quanh khu chợ rồi quyết định mua hai ly trà dâu ở quán quen và chọn một tiệm phá lấu vắng khách để ăn tại chỗ.
“Đây là lần đầu tiên tụi mình ăn tại quán sau hơn 4 tháng. Vì vẫn còn khá lo ngại nên không dám vào những quán đông người”, Trâm nói với Zing.
Còn Nhi cho biết vì nhà ở gần nên trước dịch cô thường xuyên ghé vào phố ẩm thực này. Sau nhiều tháng giãn cách, cô cảm thấy vui mừng khi lại được chứng kiến hình ảnh đông đúc, tấp nập trở lại.
"Được ngồi ăn tại quán, cảm nhận hương vị món ăn đường phố, nhìn ngắm xe cộ như thế này thực sự rất tuyệt. Cảm giác như mọi thứ đã được hồi sinh, có chút quen thuộc lẫn lạ lẫm".
Sau quy định dịch vụ ăn uống được phép phục vụ tại chỗ, giới trẻ đổ về “thiên đường ẩm thực” Hồ Thị Kỷ (quận 10). Nhiều người chọn ăn tại quán, trong khi một số vẫn khá e dè nên chỉ mua mang về.
Tranh thủ ngày nghỉ học, Trần Minh Kỳ và bạn gái Huỳnh Mẫn Nhi (cùng 19 tuổi) chở nhau từ quận 8 sang quận 10 dạo chơi. Đôi trẻ cũng ghé qua phố ẩm thực Hồ Thị Kỷ vì đây là điểm hẹn hò quen thuộc với cả hai trước đợt giãn cách.
“Cuối tuần trước, tụi mình có sang đây và mua một vài món ăn mang về. Khi đó hàng quán vẫn chưa được nhộn nhịp như thế này đâu. Bữa nay được ăn tại chỗ nên có vẻ đông khách hơn”, Nhi cho biết.
Với 100.000 đồng, cả hai mua được hai chén phá lấu bánh mì, vài xiên thịt nướng phô mai cùng nước uống.
“Thức ăn ở đây phong phú, món gì cũng có nên khỏi mất công phải suy nghĩ xem ăn món gì từ trước, cứ tới thấy gì ngon là mua ăn thôi. Nhiều quán ở đây cũng khá hợp khẩu vị tụi mình. Sau dịch, giá cả cũng không thay đổi nhiều, vẫn vừa túi tiền học sinh, sinh viên”, Kỳ nói.
“Mấy ngày nay được bán tại chỗ chúng tôi mừng lắm. Lâu lắm rồi mới được thấy cảnh khách ngồi kín bàn như thế này”, chị Thu chia sẻ.
Trong khi đó, Mai, nhân viên quán xiên que, há cảo nằm trên con phố, cho hay khoảng 18-20h là giờ cao điểm, khách vào ra liên tục khiến nhân viên không kịp kê bàn.
“Những ngày trong tuần mà khách đã đông như thế này, chắc đến cuối tuần hay ngày lễ còn đông gấp 2-3 lần, bằng cả khi trước dịch. Được bán tại chỗ như thế này thì tiện cho cả quán lẫn khách, cảm thấy phấn khởi hơn nhiều”.
Mai cho biết cô bắt đầu làm tại quán từ tháng 3. Khoảng 2 tháng sau đó, quán phải đóng cửa nghỉ dịch. “Khoảng 5 tháng qua, mình chỉ ở nhà không làm gì cả. Đến tuần trước được chủ gọi đi làm trở lại thực sự rất mừng”.
Những quán ăn vặt đường phố vốn là điểm hẹn hò lý tưởng của giới trẻ vì sự bình dị, gần gũi và không câu nệ hình thức. Tuy nhiên, sau giãn cách, những nơi này vẫn chưa nhộn nhịp như trước đây, do thiếu nhân viên và thực khách vẫn sợ lây nhiễm.
Đảo một vòng khu ẩm thực ở chợ Hồ Thị Kỷ, Hoàng Phúc và Thanh Nhân (cùng 18 tuổi, ngụ tại quận 8, TP.HCM) dừng chân tại quầy bán bánh gạo cay để mua 2 phần.
Thấy con phố đông đúc trở lại, cả hai hào hứng nhưng cũng khá lo lắng vì tình hình dịch bệnh chưa ổn định.
Hoàng Phúc cho biết trước khi giãn cách, nơi đây là điểm ăn chơi quen thuộc của cậu và bạn bè. Mỗi khi đi ngang qua, Phúc đều ghé vào mua tokbokki và xiên que nướng.
Bàn nhau một lúc, hai bạn trẻ quyết định mua về nhà thay vì ngồi tại chỗ. “Mình thích ăn tại quán hơn vì còn nóng và được hòa mình với không khí tấp nập. Tuy nhiên, mình cũng sợ lây nhiễm nên mua về cho an toàn. Chắc đợi tuần sau tình hình ổn hơn thì mình sẽ ghé lại”, Phúc nói.
Theo quan sát của Phúc, hầu hết quán xá đã hoạt động lại nhưng thực khách và chủ tiệm vẫn còn khá e dè. Không khí tại đây khác nhiều so với hồi trước dịch, kém nhộn nhịp hơn hẳn.
Sau khi kết thúc tiết học cuối cùng, Na (19 tuổi) và Trúc (18 tuổi), cùng ở quận 10, hẹn nhau ghé qua quán quen để mua xiên que và một số món ăn vặt khác. Do ngày mai là cuối tuần, có nhiều thời gian rảnh, cả hai định chạy xe ngắm thành phố và tìm một chỗ mát mẻ để bày đồ ăn.
Vốn yêu thích những món ăn vặt đường phố, hai cô gái hào hứng khi nhiều quán ruột đã mở cửa trở lại. Tuy nhiên, vì lo ngại dịch bệnh, Na và Trúc chỉ mua mang về.
“Mình sống ở gần đây nên từ khi TP.HCM cho phép hàng quán mở bán mang đi, mình chạy ra mua liền mười mấy món. Hôm kia biết tin quán xá được phục vụ tại chỗ, mình vui lắm nhưng chưa thoải mái để ngồi lại ăn”, Na chia sẻ.
Tháng 11, có 8 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng và 3 nhóm hàng có chỉ số giá giảm. Trong đó, giá điện và giá nhà thuê là nguyên nhân chính khiến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của tháng tăng lên.
Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 18 thuộc Cục QLTT TP.HCM liên tiếp phát hiện nhiều vụ việc kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, không rõ nguồn gốc ở huyện Hóc Môn. Đặc biệt, đã chuyển 1 hồ sơ vụ việc có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu cho cảnh sát để điều tra.
Các lò giết mổ công nghiệp tại TP.HCM vẫn "ế" khách dù chi phí đầu tư cao và thành phố đã chấm dứt hoạt động giết mổ thủ công từ ngày 1/4/2023.
Không khí mua sắm hiện nay phần nào phản ánh nỗi lo lớn của doanh nghiệp về doanh số hàng Tết. Dự báo người Việt sẽ chi tiêu dè dặt và tiết kiệm hơn cho Tết 2025.
Việc áp dụng công nghệ trong thương mại điện tử (TMĐT) tạo ra những cơ hội và thách thức lớn cho các doanh nghiệp. Năm 2025 sẽ đánh dấu một giai đoạn phát triển mang tính bước ngoặt cho thị trường bán lẻ tại Việt Nam.
Chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ của Chính phủ cho ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước kết thúc vào ngày 30/11/2024, cạnh tranh trên thị trường ô tô Việt Nam sẽ càng gay gắt hơn.