Hôm nay 6/3, tại Kiên Giang, Bộ NNPTNT tổ chức hội nghị “Thúc đẩy phát triển bền vững nông nghiệp ĐBSCL chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu”. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đến dự và chỉ đạo hội nghị.
Giá lương thực thế giới đã lên tới mức cao nhất trong lịch sử 61 năm kể từ khi Tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc (FAO) cho ra đời Chỉ số giá lương thực, trong bối cảnh các vấn đề về chuỗi cung ứng và cuộc khủng hoảng tại Ukraine đang chi phối nhiều khía cạnh cuộc sống.
Do đại dịch COVID-19 nên giao dịch qua sàn thương mại điện tử gia tăng nhanh chóng. Năm 2021, thương mại điện tử Việt Nam vẫn tăng trưởng khoảng 18%. Do đó, việc đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử là xu hướng tất yếu với sự hỗ trợ của ngành bưu chính.
Việc Nga tấn công Ukraine có thể làm căng thẳng thêm nguồn cung cấp chip bán dẫn trong bối cảnh sự thiếu hụt vốn đã gây ra gián đoạn sản xuất toàn cầu cho các công ty công nghệ và nhà sản xuất ô tô.
Nhiều đơn vị phân tích dự báo VN-Index sẽ kiểm định và tích lũy tại ngưỡng 1.500 điểm do rủi ro từ việc Fed tăng lãi suất và căng thẳng địa chính trị leo thang.
Năm 2021, với phương châm thích ứng linh hoạt, ngành Nông nghiệp đã đạt được “mục tiêu kép” một cách ngoạn mục, thể hiện vẫn là trụ đỡ vững chắc của nền kinh tế, với xuất khẩu nông lâm thuỷ sản năm qua đạt kỷ lục chưa từng có với 48,6 tỷ USD, tăng 14,9% so với năm trước.
Văn phòng Nghiên cứu Kinh tế Vĩ mô ASEAN+3 vừa cho biết tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2022 sẽ đạt 7,5%, vượt mức tăng trưởng của Singapore, Thái Lan và Malaysia để trở thành quốc gia có tăng trưởng kinh tế nhanh nhất khu vực Đông Nam Á.
Theo báo cáo Triển vọng Kinh tế Toàn cầu mới nhất của Ngân hàng Thế giới (WB), kinh tế toàn cầu sau giai đoạn phục hồi mạnh mẽ trong năm 2021 đang bắt đầu rơi vào tình trạng suy thoái rõ rệt trong bối cảnh các mối đe dọa mới từ các biến thể COVID-19 và sự gia tăng lạm phát, nợ và bất bình đẳng thu nhập.
Là trung tâm thương mại lớn của cả nước, hiện có khoảng 80% nguồn cung cho thị trường TP Hồ Chí Minh đến từ các tỉnh ÐBSCL.
Theo nhà quản lý và giới chuyên gia, lạm phát năm 2022 sẽ trong tầm kiểm soát, khoảng từ 2-3%, thấp hơn mức 4% Quốc hội đề ra. Nhưng không nên chủ quan với lạm phát do vẫn còn nhiều yếu tố bất lợi.