Cổ phiếu hàng hoá đồng loạt hồi phục, ở các nhóm thép, phân bón, tuy vậy biên độ tăng không lớn. Nhiều mã “hụt hơi” về cuối phiên, như HPG, HSG đóng cửa chỉ tăng nhẹ 0,1 – 0,4%. Biên độ tăng chủ yếu chỉ trên dưới 1%, với TLH, VGS, POM, BVG…
Nhóm phân bón, DPM tăng 1,3%, DCM tăng 2,3%, PSW, PMB, SFG đều tăng giá. Liên quan tới nhóm này, hôm nay có thông tin đáng chú ý về việc Tập đoàn Hoá chất Việt Nam (Vinachem) thông báo đã bán xong toàn bộ cổ phiếu DGC tương ứng 3,53%. Vinachem hoàn tất quá trình thoái vốn tại DGC. Đóng cửa phiên hôm nay, DGC tăng 5,8% lên 189.000 đồng/cổ phiếu.
Vận tải biển cũng là nhóm gây chú ý trong phiên hôm nay, với sắc xanh bao phủ, tăng đồng đều ở SKG, SGP, VTO, HAH, GMD, VIP, VSC...
Chân dung "họ" DNP tăng trần
Giao dịch khởi sắc hôm nay còn tập trung về nhóm cổ phiếu “họ” DNP. Đáng chú ý, có cổ phiếu có khả năng bị huỷ niêm yết – VC9. Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) thông báo hồi đầu năm 2022 đã nhận được Báo cáo tài chính quý IV/2021 của Vinaconex 9 (VC9). HNX cho biết đang lưu ý việc cổ phiếu VC9 có khả năng bị huỷ niêm yết do tổng lỗ luỹ kế của công ty đã vượt quá vốn điều lệ thực góp tại ngày 31/12/2021. VC9 đang trong diện bị kiểm soát.
Đối lập với bức tranh không mấy khả quan về tình hình doanh nghiệp, 3 phiên gần đây, VC9 bất ngờ tăng trần liên tiếp. Đóng cửa phiên hôm nay, VC9 ở mức 15.500 đồng/cổ phiếu, tăng hơn 31% chỉ trong 3 ngày.
VC9 sau “đổi chủ”, được cho là đã về tay Nhựa Đồng Nai (DNP), với sự xuất hiện của nhóm cổ đông liên quan DNP tại VC9. Trụ sở chính của DNP hiện cũng đang ở trong tòa nhà Vinaconex 9. Nhóm cổ đông này được cho có mối liên quan tới NVT, HUT, SVC, JVC. Đồng loạt các cổ phiếu này đều liên tiếp có bước nhảy vọt kể từ đầu tuần. Đóng cửa phiên hôm nay, JVC, NVT, DNP tăng trần, HUT tăng 5,2%.
Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index tăng 6,59 điểm (0,45%) lên 1.459,33 điểm. HNX-Index tăng 2,66 điểm (0,6%) lên 446,18 điểm. UPCoM-Index tăng 0,48 điểm (0,42%) lên 116,04 điểm.
Thanh khoản thị trường giảm mạnh so với phiên trước. Trong đó, giá trị khớp lệnh riêng sàn HoSE giảm 20% xuống còn Khối ngoại bán ròng hơn 300 tỷ đồng, tập trung vào VIC, VHM, LPB, HPG.
Thanh khoản ảm đạm và giá trị giao dịch nhóm bluechips VN30 thấp kỷ lục. Giao dịch bao trùm tâm lý thận trọng khi ngày mai (17/3) sẽ là phiên đáo hạn phái sinh, và tiếp đó 18/3 là ngày các quỹ ETF sẽ hoàn thành việc cơ cấu danh mục.
Theo Tiền Phong
Giám đốc đầu tư của Dragon Capital đưa ra 3 lý do cho việc các nhà đầu tư ngoại đã giảm đáng kể việc nắm giữ trên thị trường chứng khoán Việt Nam, một thị trường được cho là định giá còn thấp so với khu vực.
Cổ phiếu TNA của CTCP Thương mại Xuất nhập khẩu Thiên Nam (trụ sở tại TP.HCM) sẽ không còn niêm yết trên HoSE từ ngày 19/11/2024.
Việc ông Donald Trump tái đắc cử Tổng thống Mỹ sẽ dẫn đến nhiều thay đổi trong chính sách kinh tế Mỹ. Thị trường chứng khoán Việt Nam dự báo sẽ đón nhận nhiều cơ hội tuy thách thức vẫn tồn tại.
Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam - CTCP (VEAM; UPCoM: VEA) dự kiến trả cổ tức năm 2023 vào ngày 20/12/2024.
Những hành động nhằm giải quyết các nút thắt để thu hút dòng vốn FDI, cùng với việc đẩy mạnh đầu tư vào cơ sở hạ tầng của Chính phủ là những yếu tố để tin tưởng vào sự tăng trưởng của bất động sản (BĐS) công nghiệp
Bitcoin tiếp tục thiết lập mức cao kỷ lục mới 89.249 USD/bitcoin. Chỉ số chứng khoán châu Âu tăng mạnh, trong khi thị trường chứng khoán Hồng Kông lại dẫn đầu đà giảm ở khu vực châu Á.