Thực tế này gây thiệt hại đáng kể cho doanh nghiệp và người dân, đặc biệt với mặt hàng nông sản. Nguyên nhân là phía Trung Quốc siết chặt các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trong khi số lượng xe hàng từ các tỉnh đổ về các cửa khẩu phía Bắc tiếp tục tăng.
Trước thực trạng này, Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương đang nỗ lực khắc phục, song theo các chuyên gia, để giải quyết tận gốc, một trong những giải pháp quan trọng là cần tổ chức sản xuất, phát triển thị trường hợp lý. Phải khẳng định, Trung Quốc là thị trường lớn, tiềm năng với hàng hóa Việt Nam. Song đa dạng thị trường, tránh rủi ro khi phụ thuộc vào một thị trường là việc các doanh nghiệp cần làm, nhất là khi Việt Nam đã ký kết 16 hiệp định thương mại tự do với nhiều đối tác trên thế giới. Muốn vậy, các doanh nghiệp, nhà sản xuất cần tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa đạt tiêu chuẩn của các nước nhập khẩu; cải tiến bao bì, mẫu mã, đẩy mạnh chế biến sâu, tạo sức cạnh tranh, đồng thời tiếp tục quảng bá, giới thiệu sản phẩm tới các thị trường có tiềm năng khác.
Ngay cả với Trung Quốc, các doanh nghiệp, nhà sản xuất cũng cần nâng chất lượng hàng hóa, đồng thời chuyển mạnh từ xuất khẩu tiểu ngạch sang chính ngạch. Đồng thời, cơ quan chức năng cùng chính quyền địa phương cần cập nhật thông tin nhu cầu thị trường; hướng dẫn, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp thay đổi cơ cấu mặt hàng, chuyển đổi sản xuất theo hướng hàng hóa gắn với thị trường.
Rất khó để giải quyết ngay tình trạng ùn ứ hàng tại cửa khẩu, vì thế gợi ý lúc này là các doanh nghiệp cần khai thác triệt để thị trường trong nước với gần 100 triệu dân, tất nhiên phải bằng cách làm bài bản, chứ không phải là chiến dịch "giải cứu"!
Theo Bộ Công Thương, nếu Nhà nước không có công cụ kiểm soát giá xăng dầu, sẽ có thể gây thiếu hụt, đứt gãy nguồn cung và hiện tượng thiếu hàng, sốt giá ở vùng sâu, vùng xa.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Sở Công Thương TP.HCM yêu cầu các đơn vị tăng cường biện pháp quản lý giá, đảm bảo cung cầu hàng hóa, ổn định thị trường các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu trên địa bàn dịp cuối năm 2024 và dịp Tết.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hôm nay 18/11 nối lại việc bán vàng miếng SJC ra thị trường thông qua 4 ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước và công ty SJC; giá bán là 83,5 triệu đồng/lượng.
Vàng miếng lẫn vàng nhẫn tại nhiều cửa hàng TP.HCM sáng nay hết sạch. Trong khi đó, các công ty tăng mạnh giá mua vào để thu hút vàng từ người dân.
Giá vàng thế giới đang ở vùng thấp nhất tính từ giữa tháng 9 trong bối cảnh đồng USD và tiền điện tử (cụ thể là Bitcoin) tăng giá mạnh từ khi ông Donald Trump -- người ủng hộ tiền điện tử -- đắc cử tổng thống Mỹ ngày 6/11.