Với mục tiêu nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề, tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo, huyện Điện Biên Đông đã tập trung triển khai nhiều giải pháp nhằm thực hiện tốt công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Giúp người lao động nâng cao tay nghề, tìm kiếm việc làm để nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống.
Xác định giải quyết việc làm cho người lao động là giải pháp quan trọng hàng đầu, giúp người dân nâng cao nguồn thu nhập, xóa đói giảm nghèo, cải thiện cuộc sống. Huyện Điện Biên Đông (Điện Biên) đã tập trung thực hiện công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn.
Theo Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế Phan Ngọc Thọ, sự lan tỏa của phong trào “Dòng họ, làng, bản không có hộ nghèo” ở tỉnh đã giúp đời sống người dân sung túc hơn, xã hội bình yên hơn.
Tỉnh Đắk Lắk có hơn 1,9 triệu người, trong đó lực lượng trong độ tuổi lao động gần 1,2 triệu người, chiếm 58,4% dân số. Với cơ cấu "dân số vàng" này, Đắk Lắk đặc biệt quan tâm công tác giải quyết việc làm cho người lao động nhằm thực hiện tốt mục tiêu giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho người dân.
Việc lựa chọn đối tượng thụ hưởng chính sách của Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững ở một số địa phương tại Thừa Thiên Huế chưa sát với điều kiện và tình hình thực tế.
Những năm qua, TP.HCM tích cực trong công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn, nhằm nâng cao chất lượng lao động, đáp ứng cho nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp hiệu quả và bền vững, tăng thu nhập khu vực nông thôn mới.
Nhờ các chính sách của Trung ương và TP.HCM trong đào tạo nghề nông thôn, nông nghiệp huyện Bình Chánh đã có những chuyển biến tích cực, nhận thức của lao động về lợi ích của việc học nghề được nâng lên, các mô hình kinh tế được phát triển đa dạng hơn về ngành nghề và quy mô.
Sau khi tham gia các lớp đào tạo nghề, nhiều hộ dân người dân tộc thiểu số (DTTS) tại huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) trang bị được những kinh nghiệm bổ ích để áp dụng và canh tác nông nghiệp.
Thị xã Mường Lay (Điện Biên) sau ngày tái định cư thủy điện Sơn La, diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp. Để nông dân có thêm thu nhập, các lớp dạy nghề tập trung về chăn nuôi cho nông dân được đặc biệt quan tâm. Nông dân không còn phụ thuộc vào cây lúa, ngô… vì đã có thêm nghề phụ nhưng cho thu nhập cao.
Để nâng cao thu nhập, tạo thêm việc làm cho lao động nông thôn, những năm gần đây, huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu đã tích cực triển khai nhiều giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo nghề gắn với nhu cầu thực tiễn của người dân, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững.