Mặc dù cuối năm công việc bận rộn nhưng hội chị em vẫn cố gắng tranh thủ dành thời gian để đi làm đẹp, chuẩn bị đón Tết. Không chỉ mua sắm quần áo mới, chị em còn có rất nhiều thứ cần làm như nối mi, sửa móng, nhuộm tóc mới. Làm đẹp cả năm nhưng đến Tết càng không thể xuề xoà, do vậy ai cũng đều không ngại đầu tư để chăm chút bản thân.
Làm trong công ty truyền thông, Thanh Tâm (23 tuổi) cho biết cuối năm công việc rất bận rộn, ngày nào cũng phải làm quá giờ hành chính mới xong việc. Tuy nhiên vì biết gần Tết ai cũng muốn làm đẹp nên Thanh Tâm vẫn tranh thủ đặt lịch làm móng trước để đảm bảo cửa hàng vẫn nhận khách.
Cô bạn cũng cho biết, thông thường sẽ lựa chọn sát Tết khoảng 28, 29 âm lịch mới đi làm móng để giữ được độ bền nhưng hiện tại vì không sắp xếp được nên Thanh Tâm quyết định đi làm đẹp sớm hơn dự kiến. “Khoảng tầm cuối tháng 12 là các nơi làm đẹp đã đăng tải lịch làm Tết. Mình thường phải canh và đăng kí luôn bởi nếu chậm trễ thì một là không chọn được giờ hợp với mình, hai là họ quá tải, không nhận làm nữa. Mà mình chỉ làm ở quán quen, không muốn đi tiệm khác vì sợ không hợp nên phải cố gắng đặt trước. Đôi khi bí bách quá, họ còn giờ nào mình chọn làm giờ đó luôn”, Thanh Tâm chia sẻ.
Vân Dương (26 tuổi, Hà Nội) cũng cho hay năm nào đi làm móng đón Tết cô cũng phải đặt lịch trước gần 1 tháng. Tuy nhiên vì lượng người quá tải nên dù đến đúng giờ của mình, cô vẫn phải ngồi đợi thêm ít nhất 30 - 40 phút mới đến lượt.
Cô bày tỏ: “Xác định đi làm đẹp là sẽ rất tốn thời gian nên mình luôn chọn những ngày nào rảnh nhất để đi. Ngồi đợi thì cũng mệt và uể oải nhưng mình vẫn chấp nhận. Mình nghĩ điều này đối với con gái cũng là bình thường, muốn đẹp thì phải chấp nhận thôi. Miễn sao thành quả lung linh như đúng mình muốn là được”.
Làm một bộ móng cầu kì có thể mất từ 3 - 4 tiếng nhưng đi làm tóc có thể mất hơn nửa ngày là điều mà hầu hết chị em nào cũng đều quen thuộc. Giống như Hồng Nhung (26 tuổi), cô đi làm tóc từ 3h chiều nhưng phải đến 12h đêm mới có thể về nhà. Một phần vì cửa hàng đông khách làm đẹp ngày Tết phải ngồi đợi, một phần vì thời gian ủ, hấp,... cũng đã khá lâu.
“Khoảng 2 tháng mình không làm tóc để chờ đến gần Tết. Bình thường đi cắt tóc đơn giản thôi cũng đã phải đặt lịch nên vào mùa cao điểm càng phải ‘nhanh tay’ hơn. Thời gian làm tóc lâu nên đôi khi mình tranh thủ ăn uống, chạy cả deadline ngay tại cửa hàng. Đi từ chiều nhưng đến đêm mới xong, mỏi lưng, mỏi cổ nhưng nhìn thành quả đẹp lại thấy vui vẻ và xứng đáng”, Hồng Nhung nói.
Ngoài thời gian, chi phí mà hội chị em bỏ ra cho việc làm đẹp cũng nhiều không kém. Theo Thanh Tâm, số tiền cô chi cho các hoạt động mua quần áo, làm móng, nối mi,... khoảng 1/4 mức thu nhập hàng tháng. Vì quần áo đã mua nhiều trong năm nên chủ yếu Thanh Tâm chi nhiều nhất cho việc làm móng, nối mi.
Thanh Tâm chia sẻ: “Đi làm móng ngày Tết sẽ có giá riêng, thường sẽ tăng từ 50k - 100k tuỳ vào mẫu mình lựa chọn. Như mình là úp móng, sơn gel không đính thêm đá thì giá là 400k. Cái này còn phụ thuộc vào tuỳ giá thành của các cửa hàng khác nhau. Cá nhân mình thấy làm ngày Tết đúng là đắt thật nhưng vẫn chấp nhận được”. Ngoài ra, cô cũng cho biết thêm sát ngày sẽ gọi thợ nối mi về nhà, hoạt động làm đẹp này cũng sẽ rơi vào khoảng 400k - 500k.
Còn Vân Dương cho biết năm nay thay vì đi làm móng ngoài tiệm như mọi năm, cô lựa chọn mua nail box (móng giả) để tự gắn. “Ngày thường mình đi làm móng đơn giản, không cầu kì thì khoảng 180k. Còn ngày Tết như mọi năm sẽ là 300k - 350k. Nhưng năm nay dịch vụ nail box phát triển, vẫn đẹp và rẻ hơn, chỉ 110k/ bộ nên mình thử sử dụng hình thức này. Bên cạnh đó, mình cũng vẫn chi tiền cho việc mua sắm váy vóc, giày, túi,... Chắc cũng phải tốn hơn 1/3 tháng lương”, Vân Dương nói.
Thường xuyên đi làm tóc, Hồng Nhung cho hay ngày Tết chi phí không tăng lên quá nhiều so với ngày thường. Tuy nhiên, vì làm combo từ phục hồi tóc, nhuộm đến uốn tóc nên tổng chi phí vẫn rất cao. Chưa kể, nếu muốn giữ nếp phải đầu tư thêm các sản phẩm dưỡng tóc nên đôi khi Hồng Nhung cảm thấy khá “đau ví”. Hồng Nhung cho biết, trung bình để có một mái tóc đẹp ăn Tết khoảng 4 - 5 triệu, đôi khi còn vượt quá cả tiền thưởng Tết.
Tuy nhiên, cô bạn cũng cho hay tùy theo tình hình kinh tế, thu nhập hiện tại của bản thân để lựa chọn mức làm đẹp phù hợp. “Bão giá, thu nhập của mình cũng giảm trong khi có rất nhiều khoản cần chi. Do vậy năm nay mình cắt giảm tối đa những chi tiêu không cần thiết. Chẳng hạn nếu đầu tư vào làm tóc, mình sẽ giảm mua sắm, làm móng không quá đắt đỏ. Đương nhiên ngày Tết mình vẫn sẽ làm đẹp, vẫn chi tiền nhưng cũng chỉ đắt trong khả năng của mình chứ không vung tay quá trán”, Hồng Nhung bày tỏ.
Theo Bộ Công Thương, nếu Nhà nước không có công cụ kiểm soát giá xăng dầu, sẽ có thể gây thiếu hụt, đứt gãy nguồn cung và hiện tượng thiếu hàng, sốt giá ở vùng sâu, vùng xa.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Sở Công Thương TP.HCM yêu cầu các đơn vị tăng cường biện pháp quản lý giá, đảm bảo cung cầu hàng hóa, ổn định thị trường các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu trên địa bàn dịp cuối năm 2024 và dịp Tết.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hôm nay 18/11 nối lại việc bán vàng miếng SJC ra thị trường thông qua 4 ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước và công ty SJC; giá bán là 83,5 triệu đồng/lượng.
Vàng miếng lẫn vàng nhẫn tại nhiều cửa hàng TP.HCM sáng nay hết sạch. Trong khi đó, các công ty tăng mạnh giá mua vào để thu hút vàng từ người dân.
Giá vàng thế giới đang ở vùng thấp nhất tính từ giữa tháng 9 trong bối cảnh đồng USD và tiền điện tử (cụ thể là Bitcoin) tăng giá mạnh từ khi ông Donald Trump -- người ủng hộ tiền điện tử -- đắc cử tổng thống Mỹ ngày 6/11.