Thứ bảy, 27/07/2024

Đầu tư vào nhượng quyền chuyển phát, hướng đi mới của các startup Việt

PV

24/03/2022 1:00 PM (GMT+7)

Xu hướng nhượng quyền thương mại gần đây có sức hấp dẫn với các nhà khởi nghiệp, theo IFA năm 2021, Việt Nam được xác định là thị trường nhượng quyền hấp dẫn tại khu vực Đông Nam Á trong nhiều lĩnh vực.


Cụ thể, Việt Nam sở hữu nhiều mô hình kinh doanh được đầu tư nhượng quyền như F&B, giáo dục, y tế, chuyển phát, khách sạn, làm đẹp, giải trí và cửa hàng tiện lợi,... Theo chuyên gia dự đoán, Việt Nam sẽ là điểm đến của nhiều thương hiệu quốc tế trong thời gian tới. Đơn cử ngành F&B, nhờ tốc độ tăng trưởng kinh tế, sự lên ngôi của người dùng GenZ và xu hướng khởi nghiệp nở rộ nên mô hình nhượng quyền này đã đạt nhiều thành công với chuỗi nhà hàng, cafe,... Tuy nhiên, với lĩnh vực chuyển phát thì hình thức nhượng quyền vẫn còn là mảnh đất “màu mỡ” mà chưa có nhiều nhà đầu tư, startup khai phá.

Theo báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông, thị trường chuyển phát nhanh đạt doanh thu đạt 20.000 tỷ VNĐ, tăng trưởng 23% với tổng lượng hàng đạt 590 triệu bưu phẩm trong nửa năm đầu 2021. Chuyên gia dự báo tới 2028 sẽ đạt 1655 triệu USD và tăng trưởng gần 12%. Cũng theo chia sẻ gần đây về xu hướng thị trường chuyển phát ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương đánh giá mô hình nhượng quyền bưu chính tại Việt Nam có tiềm năng lớn, có điều kiện thuận lợi để phát triển và tiền đề tốt để các doanh nghiệp logistics có sự bứt phá trong năm 2022.

Đầu tư vào nhượng quyền chuyển phát, hướng đi mới của các startup Việt - Ảnh 2.

Mô hình nhượng quyền bưu cục đem lại nhiều lợi ích cho nhà đầu tư. Đầu tiên có thể kế đến về lợi ích từ thương hiệu mạnh, sức ảnh hưởng và uy tín từ công ty mẹ, kế đến là thừa hưởng tệp khách hàng có sẵn. Đơn vị nhận nhượng quyền cũng không cần phải đầu tư nhiều chi phí cho quảng bá và marketing. Đối với một số các thương hiệu lớn, đơn vị nhận nhượng quyền còn được thừa hưởng về quy trình, hệ thống vận hành, nền tảng công nghệ, hệ thống kho bãi, trung chuyển và được hỗ trợ về đào tạo, tính toán kế hoạch đạt lợi nhuận. Vì thế các nhà đầu tư, khởi nghiệp cần cân nhắc lựa chọn nhà đồng hành.

Chủ một bưu cục nhượng quyền J&T Express (ở Mỹ Đức - Hà Nội), anh Trung Tuấn chia sẻ. Mặc dù đã nhiều năm theo đuổi mô hình kinh doanh vật liệu xây dựng nhưng do môi trường kinh doanh biến động, đặc biệt những khó khăn trong thời gian Covid-19 kéo dài đã khiến công việc của anh gặp nhiều khó khăn. Anh đã tìm hiểu và đánh giá mức độ tiềm năng, hiệu quả và quyết định tham gia nhượng quyền bưu cục với J&T Express từ tháng 5/2021. Hiện tại, mỗi ngày bưu cục của anh xử lý tới hàng trăm đơn hàng, hiện anh Tuấn đang có kế hoạch tiếp tục mở rộng mô hình này tại Bắc Ninh.

Đầu tư vào nhượng quyền chuyển phát, hướng đi mới của các startup Việt - Ảnh 4.

Được biết, J&T Express là một thương hiệu chuyển phát nhanh quốc tế hiện được đánh giá triển khai mô hình nhượng quyền bưu cục khá thành công. Một trong những điểm mạnh ở J&T Express là cải tiến mô hình chuyển phát truyền thống, ứng dụng công nghệ vào trong mọi khâu xử lý hàng hóa. Bên cạnh đó, nhờ nỗ lực thấu hiểu thị trường bản địa trong 4 năm kinh doanh tại Việt Nam, J&T đã phủ sóng hệ thống bưu cục toàn quốc cùng hơn 25.000 nhân sự được đào tạo bài bản và sở hữu hệ sinh thái dịch vụ đa dạng với 05 loại hình dịch vụ khai thác hầu hết các phân khúc khách hàng. J&T Express cũng là một thương hiệu nổi bật tại quốc tế với sự hiện diện trên 10 quốc gia khắp thế giới như khu vực Trung Đông, Mỹ La-tinh và Châu Á.

Tất cả những yếu tố trên cho thấy mô hình kinh doanh của J&T Express đang song hành cùng tốc độ, xu thế phát triển của ngành chuyển phát trong tương lai và được xem là điểm đến tin cậy cho các nhà đầu tư. Qua đó, nhà đầu tư có thể “cân đo đong đếm” những lợi ích khi lựa chọn nhà nhượng quyền uy tín và phù hợp với định hướng kinh doanh lâu dài.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Giá vàng thế giới tiếp đà lao dốc, vàng trong nước giảm nhẹ

Giá vàng thế giới tiếp đà lao dốc, vàng trong nước giảm nhẹ

Sáng nay (26/7), giá vàng miếng SJC vẫn duy trì bán ra ở mức 79,5 triệu đồng, trong khi đó vàng nhẫn lại ghi nhận mức giảm nhẹ. Đáng chú ý, giá vàng thế giới tiếp tục giảm mạnh chênh lệch 32,64 USD/ounce so với hôm qua.

Sacombank chuyển đổi một số dịch vụ từ ngày 1/8

Sacombank chuyển đổi một số dịch vụ từ ngày 1/8

Bắt đầu từ ngày 01/8/2024, Sacombank chuyển đổi một số dịch vụ, thông báo SMS sang Sacombank Pay đối với khách hàng cá nhân, chủ yếu là các dịch vụ đóng/mở khóa thẻ, đăng ký trả góp 0% và các thông báo như gia hạn thẻ, thông báo giao dịch bị lỗi, quà tặng điện tử...

Giá xăng dầu giảm liên tiếp lần thứ 3 trong tháng 7: Xăng RON 95 giảm gần 300 đồng/lít

Giá xăng dầu giảm liên tiếp lần thứ 3 trong tháng 7: Xăng RON 95 giảm gần 300 đồng/lít

Từ 15 giờ hôm nay (25/7), giá bán lẻ các loại xăng dầu đồng loạt giảm. Xăng RON 95 giảm về dưới 22.900 đồng/lít. Đây là lần thứ 3 liên tiếp giá xăng dầu giảm.

Vàng cắm đầu giảm, nhà đầu tư bán chốt lời

Vàng cắm đầu giảm, nhà đầu tư bán chốt lời

Mốc 2.400 USD/ounce của giá vàng thế giới đã nằm phía trên giá hôm nay một đoạn khá xa. Giới đầu tư quốc tế vội vàng bán ra để kiếm lời nhanh.

Ba công ty Việt Nam được Indonesia cấp phép nuôi tôm hùm giống

Ba công ty Việt Nam được Indonesia cấp phép nuôi tôm hùm giống

Bộ Hàng hải và Thủy sản Indonesia cho biết có ba công ty Việt Nam đã được cấp phép nuôi tôm hùm giống ở nước này, hai công ty khác đang trong quá trình nộp hồ sơ liên quan hoạt động nuôi tôm hùm.

Nghi án thực phẩm chức năng gây chết người: Lãnh đạo công ty Nhật từ chức

Nghi án thực phẩm chức năng gây chết người: Lãnh đạo công ty Nhật từ chức

Chủ tịch và Giám đốc công ty dược phẩm Kobayashi tại Nhật Bản đã từ chức vì vụ bê bối liên quan đến thực phẩm chức năng chứa men gạo đỏ của công ty. Đến nay đã ghi nhận thông tin hàng trăm ca tử vong có liên quan đến sản phẩm của hãng.